VÕ TÁNH
Le Tran
Hai’s facebook, 1/11/2014
Định
chỉ là 1 cái ghi chú cho 1 bức ảnh nào đó đăng vào album ảnh “Danh nhân” mới mở
tuần trước, nhưng tìm trên mạng chẳng thấy 1 bức tượng hay 1 bức chân dung nào
của Võ Tánh đành chuyển sang note vậy.
Võ
Tánh là 1 nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng trong giai đoạn “Ánh-Huệ tranh Hùng”
(cô Ánh và cô Huệ tranh nhau 1 anh chàng tên là Hùng), khởi nghiệp võ trên đất
vườn Trầu, Gia Định, được xếp vào hàng “Gia Định tam hùng” cùng với Đỗ Thành
Nhơn và Châu Văn Tiếp.
Nghiệp
binh của Võ Tánh không gắn với Nguyễn Ánh một cách liền mạch. Nhân vật hàng đầu
trong Gia Định tam hùng là Đỗ Thành Nhơn ngày xưa theo Nguyễn Ánh, lập nhiều
công nhưng dường như có hơi hám lộng quyền nên bị Ánh giết, anh trai Võ Tánh đi
theo Nhơn cũng bị sát hại nên lực lượng của Võ Tánh lẳng lặng ly khai khỏi
Nguyễn Ánh, hùng cứ trên đất Gò Công một thời gian dài, đánh nhau tưng bừng với
Tây Sơn nhiều trận. Nguyễn Ánh lênh đênh trên biển hay gõ cửa vua Xiêm xin
nương nhờ đều chưa có Võ Tánh đi theo.
Mãi
về sau Nguyễn Ánh về lại Gia Định mới dụ được Võ Tánh về hợp binh ở Sa Đéc, gả
em gái cho.
Cũng
như mọi viên tướng nhiều tham vọng công danh, Võ Tánh không phải là không có
đấu đá với người này người nọ, trong đó những vụ đấu đá với Lê Văn Quân lớn đến
mức được chép lại trong sử Nguyễn.
Sau
khi chiếm được thành Quy Nhơn từ tay Tây Sơn, Võ Tánh được giao giữ thành này.
Và đây là 1 chương hiển hách trong tiểu sử của ông. Quân Tây Sơn do 2 viên
tướng giỏi nhất đương thời là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy, bao vây,
phong tỏa thành Quy Nhơn suốt 14 tháng; Võ Tánh chỉ huy cuộc kháng cự rất anh
dũng và do Võ Tánh cầm chân được lực lượng tinh nhuệ nhất của Tây Sơn trên đất
Quy Nhơn mà Nguyễn Ánh có cơ hội lấy được Phú Xuân.
Sau
cùng, khi thấy kế hoạch lớn đã đạt mà Quy Nhơn không thể kháng cự thêm được
nữa, Võ Tánh tự thiêu sau khi gửi thư giao hẹn với Trần Quang Diệu vào thành
không được sát hại binh sĩ và dân chúng (tướng Diệu giữ lời). Diệu khâm phục sự
quả cảm của đối thủ nên tổ chức chôn cất trọng thể.
Có
trang mạng chép rằng Võ Tánh là viên tướng duy nhất không phải người Bình Định
mà được đi vào ca dao địa phương.
Còn
tạp chí Xưa Nay số tháng 9 cho biết sắp có hội thảo về Võ Tánh, đăng mấy bài
liền ca ngợi ông (ngày xưa thì đối thủ của Tây Sơn đừng hòng được khen bao
giờ). Có cả thơ vừa khen ông vừa gọi chủ ông (Nguyễn Ánh) là tiểu nhân, như thơ
của Văn Công Hùng: “Là tướng của Gia Long tử chiến với Tây Sơn/ Sao ông không
giống kẻ tiểu nhân kia trả thù hèn hạ/Lại dừng ngựa cho Đồ Bàn yên ả/ Đốt cháy
mình để bá tánh bình an?”
Tuy
nhiên lý do để có bài này thì loạt bài về Võ Tánh trên báo Xưa Nay chỉ là một
phần, chủ yếu là vô tình đọc được 1 bài báo nói rằng nhân vật Võ Đông Sơ với
thiên tình sử Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà đã đi vào cải lương, vọng cổ là con trai
Võ Tánh.
Bài
báo đăng ở đây:
Bài
báo chỉ nói khơi khơi Võ Đông Sơ là con Võ Tánh thôi, chả có reference nào có
giá trị.
Nghi
ngờ mới gúc, thì được biết về cuốn tiểu thuyết “Giọt máu chung tình” của Tân
Dân Tử từ những năm 1920 thuật thiên tình sử Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà có nói đến
Võ Tánh. Đúng, Võ Đông Sơ là con Võ Tánh, nhưng Võ Đông Sơ ấy là nhân vật văn
chương, nhân vật hư cấu, thế nhé các bạn.
Biên
cương lá rơi Thu Hà em ơi… Nghe bản vọng cổ của Viễn Châu ở đây vậy:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét