Do you know… Hung Vuong?
Cavenui’s blog 30/8/2006
Kể
vài chuyện vặt với chủ đề “dân ta dốt sử ta” vậy.
Chuyện
vặt đầu tiên là chuyện nhặt được trên tờ báo Lao Động cuối tuần em đọc hồi đầu
tuần. (Em đọc trong quán cà phê, không ghi lại ngày nên không nhớ là cuối tuần
nào, nhưng đại loại là trong tháng 8 và hình như Lao động cuối tuần là 1 ấn bản
mới của tờ Lao Động).
Nhân
cái kết quả thi tốt nghiệp phổ thông môn sử rất kém vừa rồi, bác Tổng thư ký
Dương Trung Quốc, 1 nhà tổ chức sự kiện nổi tiếng trong giới sử học VN có nhắc
lại 1 cuộc điều tra xã hội học khoảng 10 năm trước. Theo sự dẫn lại của bác
Quốc, cuộc điều tra với chủ đề "thanh niên TPHCM trong sự nghiệp bảo tồn
và phát huy văn hoá dân tộc" đã đưa ra con số: Trong 1.800 người được hỏi
thì gần 40% không biết Hùng Vương là ai. Bác Quốc e rằng nếu bây giờ điều tra
lại thì có thể kết quả còn tệ hại hơn!
Chuyện
giới trẻ biết không nhiều về sử Việt thì em tin, nhưng con số gần 40% người
được hỏi không biết Hùng Vương là ai thì không thể tin nổi.
Chẳng
lẽ gần 40% số người được hỏi không biết 1 lời dạy của bác chúng em mắt như sao
râu hơi dài: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước”?
Chẳng
lẽ gần 40% số người được hỏi không biết câu thơ phố phường được các hàn sĩ ngâm
nga bên chén nhân trần: “Chung quy chỉ tại vua Hùng/ Đẻ ra một lũ vừa khùng vừa
điên/ Thằng khôn thì đã vượt biên…”?
Chẳng
lẽ gần 40% số người được hỏi chưa hề nghe chuyện đẻ trăm trứng, chuyện Thuỷ
tinh oánh ghen, chuyện Thánh Gióng hay ăn chóng nhớn, chuyện bánh chưng bánh
dày… mà ở đó luôn có nhân vật ông vua Hùng thấp thoáng?
Chẳng
lẽ gần 40% số người được hỏi chưa hề biết ở 1 tỉnh phía Bắc có 1 cái đền gọi là
đền Hùng, hàng năm có 1 ngày TV quay cảnh các ông to bà lớn lên đấy đọc diễn
văn?
Chẳng
lẽ…?
Chẳng
lẽ…?
Em
cho rằng nếu con số 40% kia không phải là con số bịa đặt thì nó chỉ có thể được
giải thích bởi 1 lý do: “Cách hỏi không khéo sẽ dẫn đến kết quả không đúng”.
Cứ
thử tưởng tượng một sáng như sáng nay, em ngồi đợi việc trong quán cà phê. Trời
cứ con bà nó mưa, ví vẫn con bà nó lép, mà khách thì không gặp, lại gặp điều
tra viên.
Sau
khi hỏi han quê quán, tuổi tác, nghề nghiệp… điều tra viên ném vào mặt em câu
hỏi rất chi là khó chịu: “Thưa chị, chị có biết Hùng vương là ai không ạ?”
Ở
vào địa vị các bác, các bác có trả lời nghiêm túc được không?
Phải
em, em sẽ nói: “Xin lỗi cô (xin lỗi các bác luôn thể vì em chửi bậy), tôi đéo
biết Hùng Vương với Hùng Vẩu nào hết, cô phắn đi cho tôi nhờ!”
Và
em điều tra viên kia sẽ mở sổ đánh dấu, số lượng những người không biết vua
Hùng là ai vừa tăng thêm 1.
Con
số gần 40% sẽ ra đời sau những cuộc hỏi han như thế.
Finally, biết sử là biết cái gì?
Dân
ta phải biết sử ta/Cái gì không biết thì tra gú-gồ. Không phải để đùa đâu, em
hoàn toàn tán thành câu thơ minh triết ấy.
Có
mạng internet truy cập càng ngày càng nhanh, có ổ cứng rời dung lượng càng ngày
càng lớn, việc gì mình phải nhét hết thông tin sử vào đầu. Đầu mình như cái bộ
nhớ đừng để quá đầy mà chạy chậm. Đời có nhiều thứ cần nhét vào đầu hơn, thật
đấy.
Học
sử không phải là học sự kiện. Biết sử không phải là biết nhiều sự kiện.
Biết
sử là biết đại khái vài nét chung, để nếu cần tra cứu thì biết cách tra cứu thế
nào cho nhanh nhất. Đại khái: Lê Thánh Tông phải là vua nhà Lê chứ không phải
vua nhà Lý, có quyển sử trước mặt thì phải lật đoạn nhà Lê mà tìm.
*
Lịch
sử là những gì đã xảy ra chứ không phải thứ ta muốn nó xảy ra.
Nhưng
lịch sử ghi chép lại chỉ là những gì sử gia (bố vợ/quan thầy/chúa thượng/thủ
trưởng… của sử gia) muốn nó xảy ra.
Nên cùng
nhìn một sự kiện, hai sử gia khác nhau sẽ chép khác nhau, đó là lẽ dĩ nhiên
phải thế.
*
Đọc
sử, đọc vài cuốn sách sử, thấy thông tin trong các cuốn sách đó khác nhau. Đừng
hoang mang vì sự khác nhau này rồi bảo vậy thì tin vào cuốn sách nào cho được.
Không
tin vào bất cứ cuốn sách nào. Hiểu được thế coi như là hiểu sử.
30
năm trước, đọc trong sách ĐVSKTT có chép sự kiện A em tin trên thực tế đã từng
có sự kiện A ấy.
20
năm trước, đọc trong sách ĐVSKTT có chép sự kiện A em bảo ĐVSKTT có chép sự
kiện A, nhưng sự kiện A chưa chắc đã có thật.
Còn
bây giờ đọc trong sách ĐVSKTT có chép sự kiện A em chỉ dám kết luận rằng bản
dịch ĐVSKTT của … do NXB … in năm… chép sự kiện A. Còn ông Ngô Sĩ Liên-tác giả
phần đó của ĐVSKTT có chép A không thì vẫn còn chưa chắc.
Có
thể Ngô Sĩ Liên viết khác, các sử gia sau ông sửa đi (có ông Lê Anh Chí kêu gào
trên mạng rằng ĐVSKTT phần sử quan Lê sơ biên đã bị cán bộ văn hóa tư tưởng nhà
Mạc làm cho sai lệch trước khi pát-xê cho sử quan Lê mạt viết tiếp), rồi có khi
văn bản ĐVSKTT được đem ra dịch chưa phải Nội các quan bản xịn (cánh Bùi Thiết
với Phan Huy Lê cãi nhau mãi vụ này), rồi có khi người dịch bị vợ cằn nhằn suốt
đêm qua mà buồn rầu mất tập trung phạm lỗi typing. Vân vân.
Bao
giờ biết hoài nghi thì tạm gọi là biên biết sử.
*
Đọc
vài cuốn sách sử khác nhau chép sự kiện khác nhau, rồi phân tích bối cảnh phân
tích sử gia (như về vai trò Ngô Thì Nhậm trong vụ Canh Tý thì có tin Hoàng Lê
nhất thống chí của họ Ngô Thì được không) và quan trọng nhất là phân tích tình
huống (như case study Phạm Ngũ Lão hay quả vải Mai Thúc Loan có trong sách này)
để tin sách nào hơn sách nào.
Nếu
làm được chuyện đó thì coi như là biết sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét