PHẠM NGŨ LÃO
Le Tran Hai’s facebook, 18/4/2015
Có bác bảo học sinh ít biết lịch sử, tệ,
phải tăng việc học sử lên. Em dù thích sử nhưng cực lực phản đối quan điểm này,
vì bây giờ "cái gì không biết thì tra gú gồ". Lịch sử ở nhà trường
chỉ cần vài nét chung là được, nhưng nên tích hợp với các môn IQ và EQ. Ví dụ
case study Phạm Ngũ Lão trình bày dưới đây.
*
Vài
nét về Phạm Ngũ Lão cho các bác lười gúc:
Danh
tướng nhà Trần, xuất thân trong 1 gia đình nông dân không có liên hệ máu mủ gì
với vua Trần (thấy bảo là dòng dõi tướng Phạm Hạp nhà Đinh, chẳng biết gia phả
chép thật hay bịa nhưng dù có là thật thì sau nhiều trăm năm họ Phạm chỉ còn là
những người nông dân bình thường ở làng Phù Ủng, Hưng Yên ngày nay) lập công
lớn trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên lần II và III, tham gia những trận
thắng lịch sử XXX, YYY và ZZZ (cụ thể những trận nào mời các bác gúc, các bác
lười gúc dù em có nói tên thì những cái tên đó cũng không xi-nhê gì). Ông được
Trần Hưng Đạo gả con nuôi cho. Làm quan to dưới mấy triều vua (Nhân Tông-Anh
Tông-Minh Tông), sau này còn cầm quân đánh Lào đánh Chăm nhiều trận, vinh hoa
phú quý hưởng đến hết đời, ngày nay được đặt tên phố ở nhiều tỉnh thành trên cả
nước (ở Hải Phòng là phố đâm thẳng vào ga, ở Hà Nội là phố men hông Nhà hát Lớn
đâm thẳng vào 1 doanh trại còn ở cả Huế lẫn Sài Gòn đều là con phố có nhiều anh
tây ba lô tụ tập uống trà đá hút thuốc lào).
Phạm
Ngũ Lão làm tướng, nhưng cũng như phần lớn danh tướng Đại Việt, ông còn biết
mần thơ mới tài. Có 2 bài thơ ca ngợi chiến thắng quân Nguyên của người trong
cuộc được truyền tụng đến bây giờ, 1 bài
có câu ba quân hùng khí nuốt sao Ngưu, 1 bài có câu người lính già đầu
bạc kể mãi chuyện cũ; trong 2 bài đó 1 bài là của Phạm Ngũ Lão, em nhất thời
chưa nhớ ra bài nào, nhưng nếu bác nào quan tâm thì gúc sẽ biết ngay thôi,
không quan tâm thì bỏ qua và đọc tiếp.
Vì
sao 1 nhân vật xuất thân nghèo hèn như Phạm Ngũ Lão lại trở thành 1 chỉ huy
quân sự cấp cao của nhà Trần. Sử chép: Hưng Đạo vương cùng đoàn tùy tùng đi
trên đường thì thấy 1 anh nông dân ngồi đan sọt chắn lối, lính lác ra quát dẹp
đường không nghe, cầm giáo đâm chảy máu cũng không hề hay biết. Vương thấy lạ,
bắt đến hỏi thì mới biết anh nông dân Phạm Ngũ Lão này vừa đan sọt vừa mải mê
nhẩm đọc binh thư nghĩ kế chống giặc. Vương cảm phục, tuyển dụng ngay. Từ đó
trổ tài lập công như đã biết.
Câu
hỏi cho học sinh:
Có
thật Phạm Ngũ Lão ngồi giữa đường vừa đan sọt vừa nghĩ kế chống giặc không?
Trần
Hưng Đạo có tin thế thật không?
*
Phạm
Ngũ Lão là nông dân, ông phải đan sọt là chuyện bình thường.
Phạm
Ngũ Lão là người có tài thao lược (sự nghiệp cầm quân của ông sau này chứng
minh điều ấy), gặp lúc nước nhà lâm nguy, ông phải ủ mưu chống giặc cũng là
chuyện bình thường.
Nhưng
đan ở đâu không đan, ủ ở đâu không ủ, mà lại phải vừa đan vừa ủ giữa đường cao
tốc? Hành vi của ông Phạm rõ ràng có gì đó không bình thường.
Giả
dụ Phạm quân tham gia vào tiến trình sự việc một cách bình thường thì sẽ ra
sao? Ông sẽ tòng quân, thích chữ Sát Thát lên tay, rồi cứ thế làm lính trơn cầm
giáo ra trận, hoàn thành chỉ tiêu KPI, mỗi năm lương tăng độ 10 phần trăm, thì
bao giờ mới có dịp trổ tài cứu nước (ở đây chỉ bàn khía cạnh tích cực là trổ
tài cứu nước thôi) hả trời?
Ở
phương Đông, TQ và những nước chịu ảnh hưởng của nó, bọn có tài thường có cách
tiến thân không bình thường.
Chẳng
hạn kỳ nhân xõa tóc giả điên hát nhăng ngoài chợ, trẻ con bâu đầy, vua chúa
thấy lạ gọi vào, kỳ nhân nói 1 câu như điểm trúng tim gan bậc vương giả, từ đó
được vua chúa tôn làm thầy, mời lên giường gác chân lên nhau bàn chuyện thị
trường chứng khoán. Sử Tàu chuyện kiểu này nhiều lắm.
Sau
này Binh thư yếu lược do Trần Hưng Đạo làm chủ biên (đã thất truyền- cuốn sách
cùng tên bán ở Đinh Lễ là đồ fake) có chép 1 phép trổ tài cứu nước gọi là “giật
tít câu viu”. Đại để bài anh viết hay đến đâu đi nữa, nhưng không biết giật tít
cho ăn khách thì làm sao câu được viu (views)? Cá nhân anh có tài đến đâu đi
nữa, mà không biết cách tiến thân thì bao giờ mới có dịp trổ tài?
Phạm
Ngũ Lão rõ ràng tính toán như thế. Người chơi tiếp theo là Trần Hưng Đạo.
*
Hưng
Đạo đại vương, người sau này được tôn làm Đức Thánh Trần, là người lịch duyệt
giang hồ, Người thuộc dạng “Bác không lừa các chú thì thôi, các chú lừa thế nào
được Bác?”. Cho nên giả dụ đúng là Phạm Ngũ Lão thưa với Người rằng họ Phạm
ngồi giữa đường ủ mưu đánh giặc thì Hưng Đạo Vương không bao giờ tin những thứ
sến sẩm thế.
Khi
từ xa trông thấy 1 gã nông dân ngồi giữa đường đan sọt, Vương biết ngay gã này
hoặc một phần là điên, nhưng 9 phần là có ý định gây sự chú ý để tiến thân. Mà
tiến thân ở cái thời nước sôi lửa bỏng này chắc phải có chất.
Test
tiếp theo là cho lính ra đâm, đâm cho vài nhát mà mặt mũi gã này không biến
sắc. Tài đến đâu chưa biết, nhưng chắc có tí lì.
Thế
là Phạm Ngũ Lão qua vòng gửi CV, được vào thẳng vòng phỏng vấn.
Phạm
và Vương nói với nhau những gì ở vòng phỏng vấn? Chuyện đó Vương biết, Phạm
biết, còn chúng ta thì đọc sử. Chẳng ai coi “đọc sử” là biết cả.
*
Tại
sao Phạm và Vương phải mớm lời cho sử gia câu chuyện sến sẩm. Phạm Ngũ Lão làm
trò lạ cố tình gây chú ý để tiến thân trổ tài cứu nước có gì là xấu đâu?
Không
xấu theo quan điểm tự do ứng cử kiểu phương Tây (kiểu chị Clinton bảo nước Mỹ cần có champion, chị sẽ làm
champion cho 4c-các cô các chú- sướng), nhưng ở xứ Á Đông thuần nông, bọn chã
không quen cái kiểu tiến thân trắng trợn ấy.
Chẳng
hạn Khổng Minh đương lúc thất nghiệp, được Lưu Bị muốn dùng, sướng bỏ cha đi
được, nhưng còn làm bộ làm tịch nằm khểnh ở Long Trung để Lưu Bị phải tam cố
thảo lư.
Cái
phương Đông mình nó thế, trẻ con thích nhạc sến, không thích nhạc rock. Nên
Vương và Phạm mới dựng lên câu chuyện ngồi giữa đường nghĩ kế đánh giặc, đàn
chim non em chã facebooker Đại Việt đọc được nhấn like điên đảo.
Chỉ
đơn giản thế thôi (tạm hết).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét