Chưa viết được về Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly-kẻ đứng đầu ngụy triều Hồ dưới mắt sử gia
phong kiến chính là nhà cải cách vĩ đại nhất Việt Nam thế kỷ XIV dưới mắt các
nhà nghiên cứu bây giờ.
Search đồng thời “Hồ Quý Ly” và “cải cách” sẽ ra la
liệt tin bài. Nên thông tin về các biện pháp cải cách của họ Hồ không phải là
hàng hiếm.
Chẳng hạn ta biết:
-Nói đến cải cách Hồ Quý Ly là nói đến những cải cách
khi ông là người điều hành nền chính trị nhà Trần dưới thời Thượng hoàng Trần
Nghệ Tông và những cải cách tiếp theo khi ông phế bỏ ngôi vua của thằng cháu
ngoại và lập ra nhà Hồ.
- Cải cách Hồ Quý Ly trên các khía cạnh chính trị-tư
tưởng-văn hóa gồm:
1. Phát triển đội ngũ quan lại phong kiến quan liêu
thay thế đội ngũ quan lại quý tộc. Đạo vua-tôi thay thế quan hệ tông tộc-gia
đình đặc thù Trần.
2. Đề cao Nho giáo thực dụng (trở thành nhà phê bình
triết học đầu tiên của Việt Nam khi viết Minh đạo, phê bình Luận ngữ…), tước bỏ
đặc quyền đặc lợi của giới tăng lữ Phật giáo (thậm chí bắt một số tăng đạo phải
hoàn tục)
3. Học hành, thi cử theo hướng thực tiễn hơn (có thi
toán pháp)
4. Cải cách quân sự, lập sổ hộ tịch để bổ sung quân
ngũ. Xây thành mới, sửa thành cũ (Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa đến bây giờ chụp ảnh
vẫn đẹp), làm súng thần công (Hồ Nguyên Trừng)
- Nhưng 3 điểm quan trọng nhất trong cải cách Hồ Quý
Ly nằm ở lĩnh vực kinh tế-xã hội:
1. Hạn điền: hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý
tộc phong kiến (không áp dụng cho cấp đại vương và trưởng công chúa): tối đa 10
mẫu, ruộng thừa phải sung công hoặc chuộc tội.
2. Hạn nô: tùy theo phẩm cấp mà mỗi đối tượng quý tộc
được sở hữu một lượng gia nô nhất định, phần dôi ra bị buộc phải bán rẻ (gia nô
có chứng thực 3 thế hệ bán với giá 5 quan tiền, nô tỳ mới được mua thì
không được trả đồng nào) cho nhà nước (để
sung quân hay làm nô tỳ cho nhà nước).
3. Lần đầu tiên phát hành tiền giấy ở Đại Việt (Thông
bảo hội sao). Đổi tiền theo tỷ giá cưỡng chế: 1 quan tiền đồng đổi được 1,2
quan tiền giấy. Cấm dùng tiền đồng (coi như tội làm giả). Mục đích: tạo phương
tiện chi trả và lấy đồng để đúc súng.
Ngoài ra còn những cải cách trong chính sách thuế khóa
chủ yếu để khắc phục tình trạng quốc khố trống rỗng sau nhiều năm nhà Trần quản
lý tài chính quá đuội.
-Các biện pháp này để tăng nguồn lực cho nhà nước cả
về nhân lực, ruộng đất lẫn kim tiền.
-Các biện pháp cải cách được khen là mạnh bạo, tiến
bộ, vượt thời đại nhưng lại quá gấp gáp, không được lòng dân. Nên các sử gia
hay dẫn câu của Hồ Nguyên Trừng: “Không sợ đánh chỉ sợ dân không theo” và thơ
Nguyễn Trãi: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (lật thuyền mới biết dân như nước)
nên “Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (không cần dịch) để lý giải thất bại.
Tuy nhiên giải thích về chuyện những cải cách kinh tế
đó sao tiến bộ mà không được lòng dân thì em chưa có điều kiện đọc được bài
phân tích nào sâu để mà tâm đắc gật gù.
*
Tầng lớp nào trong xã hội được lợi, tầng lớp nào trong
xã hội bị động chạm quyền lợi từ cải cách Hồ Quý Ly. Đại khái cũng nhặt ra được
mấy ý:
-Giới đại điền chủ (trừ dăm bảy ông bà đại vương được
miễn áp dụng hạn điền): thua thiệt. Trước có nhiều ruộng đất, nay bị giới hạn.
-Giới thương nhân: mất tinh thần. Chưa tin vào giá trị
đồng tiền giấy. Khi đồng tiền giấy bị mất lòng tin thì giá cả phải tăng, nhà
nước lại áp đặt quản lý giá.
- Nông nô:
không hưởng lợi từ cải cách. Hạn nô không có nghĩa là giải phóng nông nô. Họ
chỉ chuyển thân phận từ nô lệ cho quý tộc sang làm nô lệ “quốc doanh”.
- Giới tăng lữ: thua thiệt.
- Tầng lớp trung lưu, trung nông, quý tộc nhỏ, nhân sĩ
trí thức: hưởng lợi. Không cần phải là anh em tông tộc nhà Trần vẫn có nhiều cơ
hội tiến thân, xưa vốn chẳng có nhiều ruộng nhiều nô mà mất nay được bình đẳng
hơn với bọn đại điền chủ,…
Cải cách Hồ Quý Ly giống như cách mấy ông cánh tả vẫn
làm ở phương Tây (tư sản nhà nước) là đánh vào giới to đầu, quốc hữu hóa, san
sẻ lợi lộc cho bọn middle class, bọn trí thức, bọn công nhân cổ trắng. Nhưng
khốn nạn cho Hồ Quý Ly là ở nước Nam, bọn này là bọn auto-chửi, là bọn bất mãn
trong bản chất và bọn không có năng lực tìm hiểu cái gì cho đến đầu đến đuôi:
thấy cải cách lạ lùng quái dị, chưa hiểu nó lợi hại ra sao là cứ chửi đã, thấy
Hồ Quý Ly cướp ngôi Trần là trái đạo thánh hiền chúng học, thấy Hồ chặt đầu
Trần như ngày nay Thảo chặt cây là tàn bạo phi nhân, thế là cứ phẫn nộ cái đã.
Và sang Tàu kêu gọi Minh vào bụp Hồ cái đã.
Cải cách Hồ Quý Ly làm tổn hại quyền lợi nhiều người
trong khi đặt cược vào 1 bọn loser thiểu năng không đáng tin cậy. Sai lầm của
Hồ Quý Ly là ở chỗ đó.
*
Anh hùng di hận kỷ thiên niên. Hồ chạy tít về Thanh
Hóa mà vẫn bị Minh vợt. Mấy cha con ông không tử tiết, bị giải sang Tàu. Người
con trưởng có tài chế súng thần công Hồ Nguyên Trừng nhận làm 1 chức quan nhỏ
cho nhà Minh nhưng không có hành động gì chống lại dân tộc cả, sau có viết Nam
Ông Mộng Lục.
*
Nguệch ngoạc thế thôi chứ chưa đủ tư liệu để phân tích
sâu hơn.
Nên vẫn chưa thành bài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét