Lê Ngọc Hân
Cavenui’s blog-12/7/2007
Mẹ
bà Ngọc Hân là vợ một ông vua (Lê Hiển Tông), bản thân bà Ngọc Hân cũng là vợ
một ông vua khác (Quang Trung).
Xưa
nay vợ vua có ba loại. Loại thứ nhất là những bà vợ quê từ thưở hàn vi của
những ông sau này làm vua (tất nhiên đó là những ông vua đầu triều, như Lê Lợi,
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ)- những bà này thuộc dạng anh hùng, bất khuất, trung
hậu, đảm đang nên không nhất thiết phải xinh đẹp.
Loại
thứ hai là những bà trở thành vợ vua do hôn nhân chính trị, chẳng hạn như ông
vua lấy con gái hay em gái của 1 viên tướng có thế lực nào đó mà đôi khi vua
cũng phải gờm. Những bà này thuộc dạng nhà mặt phố, bố làm to nên cũng không
nhất thiết phải xinh đẹp (ví dụ mấy bà con gái các ông Lê Sát, Lê Ngân… làm vợ
vua Lê).
Loại
thứ ba là loại phổ biến, trở thành vợ vua vì có nhan sắc, được tuyển chọn. Loại
này bắt buộc phải xinh đẹp rồi, trừ trường hợp nhà vua và đám cán sự văn thể mỹ
có con mắt nghệ thuật quá sức độc đáo bất thường.
Quang
Trung là vua đầu triều nên ông có một số bà vợ thuộc loại 1, Ngọc Hân là chiến
lợi phẩm của cuộc bắc bình lần thứ nhất-tức là vợ thuộc loại 2, theo lý thuyết
ở trên thì không nhất thiết phải có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Nhưng
bà mẹ của Ngọc Hân hoàng hậu lại là vợ loại 3 của 1 ông vua, Ngọc Hân phải có
nét nào đó giống mẹ, chắc không thể xấu được.
Cho
nên dù nền hội họa nước nhà thời Tây Sơn không lưu lại tấm chân dung của hoàng
hậu Ngọc Hân, ta vẫn có thể phỏng đoán rằng bà Ngọc Hân nếu không có cái nhan
sắc làm khuynh đảo chính trường kiểu bà Đặng Thị Huệ thì ít ra cũng phải dễ
nhìn, ít ra cũng phải đẹp hơn chân dung của bà trên trang web hungsuviet.
Sử
xưa chỉ thiên về kể lể những âm mưu cung đình, những trận chiến đầu rơi máu
chảy nên chép về quan hệ Quang Trung-Ngọc Hân không nhiều, chi tiết nhất có lẽ
chỉ có cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí thuật lời Nguyễn Huệ khi nghe lời mối mai,
đại ý anh hùng dân tộc nói rằng nếu chiến lợi phẩm của cả 1 cuộc viễn chinh chỉ
là đàn bà thể nào trẻ con nó cũng cười cho, nhưng mới biết có gái miền Nam nay
thử gái Bắc một lần chắc cũng sảng khoái. Tâm trạng Nguyễn Huệ như vậy rất
người, rất dễ hiểu. Còn Ngọc Hân công chúa lá ngọc cành vàng khi đó có tình cảm
sâu đậm với viên tướng võ biền người xứ Bình Định nói giọng miền trung nằng
nặng, nhiều từ lạ, đã thế lại là người đập phá tan tành cái cơ nghiệp của họ
nhà mình hay không, chẳng có sách sử nào chép cả.
Sự
bỏ trống của sử cũ là cơ hội tốt để sử mới sáng tạo, thêm thắt.
Từ
thời tiền chiến đã có giả thuyết về Ngọc Hân-hoàng hậu 2 vua. Theo thuyết này,
sau khi Gia Long vào được Phú Xuân, đã đưa Ngọc Hân vào cung, bất chấp sự can
ngăn của Lê Văn Duyệt rằng không nên lấy vợ thừa của giặc. Gia Long giả lời
rằng cả giang san này ông ta lấy từ tay Nguyễn Huệ thì sao không được lấy 1
người đàn bà đẹp từ tay Huệ. Vào cung, Ngọc Hân sinh cho Gia Long 2 con và bị
người đời chê trách: “Số đâu có số lạ đời/ Con vua mà lại 2 đời chồng vua”. Giả
thuyết được lưu truyền này lần đầu tiên được ghi lại bằng chữ Hán trên tạp chí
Nam Phong số 103, năm 1926 trong bài “Ngọc Hân công chúa dật sự”, sau đó nó
được Phạm Việt Thường thuật lại trong tập san BAVH năm 1941 dưới nhan đề “Les
caprices du génie des Mariages ou extraordinaire destinée de la princesse Ngoc
Han”.
Theo
nhà nghiên cứu lịch sử Đỗ Bang (Những khám phá về hoàng đế Quang Trung-NXB
Thuận Hóa, 1994) câu ca được lưu truyền về hoàng hậu 2 vua thật ra là nói về
Ngọc Bình, em gái Ngọc Hân. Một số ghi chép của các sĩ quan Pháp theo chân Gia
Long vào thành Phú Xuân cho biết trong số những người bị bắt có con cái của
công chúa Bắc Kỳ chứ không có vị công chúa nổi tiếng này. Và gia phả họ ngoại
bà Ngọc Hân ở Bắc Ninh cũng cho biết bà đã chết năm 1799, tức là 2 năm trước
khi Phú Xuân đổi chủ và cũng là năm Phan Huy Ích soạn 1 bản văn tế hoàng hậu có
lưu trong Dụ Am thi tập của ông.
Đỗ
Bang kết luận chuyện tình Ngọc Hân-Gia Long chỉ là chuyện đơm đặt của hậu thế,
Ngọc Hân đã chết từ trước khi Gia Long vào được Phú Xuân.
Miền
Nam giai đoạn 54-75 lại có thuyết về việc Ngọc Hân đã giết chết Quang Trung vì
yêu, ghen và hận.
Đỗ
Bang thuật lại vụ này trong cuốn Những khám phá về hoàng đế Quang Trung như
sau:
Năm
1961 ông Nguyễn Thượng Khánh công bố trên 4 số tạp chí Phổ Thông bài “Vua Quang
Trung chết vì 1 liều độc dược của Ngọc Hân công chúa”. Ông Khánh nhận mình
thuộc chi phái Lê Duy Mật của hoàng tộc nhà Lê phải đổi họ dưới thời Nguyễn và
kể lại sự thật lịch sử căn cứ vào gia phả của dòng họ: “Tôi quy tội cho Ngọc
Hân là người ở trong dòng họ chúng tôi gây nên… vì lương tâm của 1 người đứng
hẳn về phía nhân dân chép sử, tôi có bổn phận nêu ra 1 bí ẩn… mà tôi có tội với
tiền nhân họ Lê của chúng tôi, tôi cũng đành cam chịu vậy”. Ông Khánh cho là,
sau khi nghe tin vua Càn Long nhà Thanh hứa gả 1 công chúa cho Quang Trung,
“trong phút uất ức và cuồng chí, Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc vào rượu cho Quang
Trung uống” và cuối cùng “đã giết chồng do 1 phút bồng bột vì quá ghen”.
Nhưng
sau đó ông Khánh lại biện minh cho Ngọc Hân dẫu có giết chồng vì ghen nhưng
thực ra cũng vì yêu nước, sợ giang sơn về tay TQ nếu Quang Trung thành rể vua
Thanh (biết đâu con của Quang Trung và công chúa Thanh sau này lên làm vua lại
không dâng nước Việt về cho quê mẹ?).
Bài
viết của ông Khánh đã gây phản ứng mạnh mẽ của con cháu họ Lê. Hết người này
đến người khác đưa các tộc phổ, phổ ý các họ nội, ngoại nhà mình ra phản bác
các chi tiết trong bài của ông Khánh. Họ nhận định ông Khánh chưa hẳn đã thuộc
dòng dõi Lê Duy Mật vì một số thông tin nhầm lẫn về dòng tộc, chi tiết đắt giá
nhất về việc bỏ thuốc độc không có dẫn chứng, có thể chỉ là sự tưởng tượng của
ông…
11/61
ông Khánh đã phải ra Đà Nẵng tìm gặp những bà con thân tộc để đối chiếu gia
phả, xác minh lại một số nội dung cho cẩn thận hơn. Cuộc bút chiến dừng lại với
phần thua thuộc về ông Khánh, nhưng mối hoài nghi từ bài viết của ông chưa bị
đánh tan. Một nhà sử học xịn của miền Nam là Nguyễn Phương năm 1968 vẫn còn
nhắc đến ý kiến của ông Khánh một cách rụt rè: “Nhưng lại có dư luận rằng, ông
(Quang Trung) đã bị đầu độc và con người bị tình nghi đã chủ trương vụ sát nhân
đó chính là Bắc cung Hoàng hậu. Sự thật thế nào, khó mà phán quyết được”.
Nếu
như dưới thời Pháp thuộc và dưới chế độ cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, các nhà
sáng tạo có thiên hướng tạo ra những gì giật gân, câu khách kiểu kinh tế thị
trường không định hướng XHCN thì ở miền Bắc, các nhà sáng tạo rất có ý thức xây
dựng những nhân vật lịch sử người tốt việc tốt mang tính điển hình. Tình cảm
giữa Quang Trung và Ngọc Hân công chúa qua ngòi bút các nhà văn sử đỏ trở nên
đậm đà, rất chi là con người mới XHCN.
Đó
là chuyện cành đào Quang Trung gửi tặng Ngọc Hân.
Từ
lâu, qua rất nhiều cuốn sách kể chuyện lịch sử cho thiếu nhi, ta biết chuyện
Quang Trung sau khi chiến thắng quân Thanh dịp Tết Kỷ Dậu, thương người vợ Bắc
là Ngọc Hân giờ xa quê, xa chồng, đang ở Phú Xuân đã sai người mang cành đào
đất Bắc về cho vợ mừng xuân. Thật lãng mạn, thật tinh tế và cũng thật có ý
nghĩa.
Chỉ
có điều những cuốn sách này không nói làm thế nào có thể vận chuyển được cành
đào như thế từ Hà Nội vào Huế ở thời ấy mà hoa không tàn rụng.
Nghe
đồn rằng đây là sáng tác của nhà viết kịch Trúc Đường, chẳng hiểu sao sau đó
nhiều nhà nghiên cứu nhận lầm rằng đó là sự thật lịch sử và câu chuyện cành đào
đất Bắc anh tặng em cứ thế được tái bản dưới nhiều hình thức.
Ngọc
Hân lấy Quang Trung là 1 cuộc hôn nhân chính trị. Dẫu nàng không lên xe hoa lần
nữa với kẻ thù của chồng, dẫu nàng không giết chồng như những câu chuyện ly kỳ
được kể dưới chế độ cũ thì cũng không có bằng cớ gì về tình cảm nồng thắm của
nàng với người chồng xứ lạ. May ra có được 1 thứ làm chứng về tình cảm của
nàng, đó là bài thơ Ai tư vãn. Với điều kiện phải chứng minh được những dòng
thơ đó do chính nàng viết ra chứ không phải là thơ của đám thư ký viết cho nàng
đặt bút ký tên.
Sĩ
phu Bắc Hà với phong trào Tây Sơn
Le Tran Hai’s facebook, 18/10/2014
Copy
and paste đã. 1 comment của em trên fb đồng chí cố vấn Thành.
Văn
nghệ sĩ Bắc Hà theo Tây Sơn, ngoài đồng chí Ngô Thì Nhậm như thể Tố Hữu của
phong trào, phía sau là mấy đồng chí Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Đoàn
Nguyễn Tuấn, Ngô Ngọc Du... có thể coi là nhận đường xong xuôi, giác ngộ cách
mạng hoàn toàn, chứ mấy bác Nguyễn Thiếp, Bùi Dương Lịch, Ninh Tốn, Nguyễn Đề
(họ hàng Nguyễn Du) theo cách mạng miễn cưỡng nên còn tạch-tạch-sè lắm, có cơ
hội té được là họ té. Phe "phản động" có Phạm Thái, Trần Danh Án, chú
cháu Nguyễn Du-Nguyễn Hành đều văn chương nức tiếng một thời cả. Nhưng tôi
không cho rằng Tây Sơn thua Nguyễn vì không được sĩ phu Bắc Hà ủng hộ. Sĩ phu
Bắc Hà thời đó là 1 con số 0, và tôi chưa biết thời nào thì không phải là con
số 0.
Bây
giờ lướt qua hành trạng mấy nhân vật được nêu tên.
*
Trần
Danh Án
sinh năm 1754 ở Kinh Bắc (Bắc Ninh), sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình trí
thức lớn thời Lê-Trịnh, người cha từng làm đến chức thượng thư. Đỗ hoàng giáp
khoa thi cuối cùng triều Hậu Lê năm 1787, ra làm quan cho Lê Chiêu Thống.
Khi
Tây Sơn kéo quân ra bắc lần 2, diệt Lê Chiêu Thống-Nguyễn Hữu Chỉnh năm 1788,
ông được Lê Chiêu Thống cử sang TQ xin cầu viện nhà Thanh. Tiếp quản thủ đô,
vua Lê phong cho ông tước Định Nhạc hầu. Quang Trung đại phá quân Thanh, Lê
Chiêu Thống di tản sang Tàu, Trần Danh Án kẹt ở quê nhà.
Ngô
Thì Nhậm, Phan Huy Ích mời ông ra cộng tác với Tây Sơn, ông từ chối đại ý tôi
đã mang ơn nhà Lê thì đến chết vẫn là người nhà Lê, bây chừ chỉ muốn mặc áo vải
làm dân thường cày ruộng dạy trẻ cho hết tuổi thừa mà thôi.
Ví
dụ bài thơ Ngôn chí (1)
Ông
làm khá nhiều thơ, sưu tập ca dao, tục ngữ, trên thivien.net có chép 16 bài, trong đó có bài Tây Sơn hành rất lạ
(không hiểu có phải thơ ông thật không, hay là trò đùa của các ông đồ thời nay)
vì nó dường như tả cuộc mây mưa giữa Quang Trung và Lê Ngọc Hân theo phong cách
coithienthai:
Một
đoạn trong bản dịch của Trần Trọng Dương:
Khăn
với áo xông xênh diêm dúa
Giữa
hai chân không khố lão Hàn
Bên
trong một vật hiên ngang
Ngũ
chi sừng sững như đang thượng toà
Khi
lúc lắc tựa là nhảy múa
Chẳng
nói năng sấn sổ xông ra
Cọp
gầm hùng hổ chu choa
Nghìn
cân sà xuống một toà thiên nhiên
Xé
toạc váy giở miền ngà ngọc
Vật
này ôi đã xọc thân hoa
Xăm
xoi ngúc ngoắc vào ra
Oanh
khùng khục tiếng, hoa dà dà son
Ôi
giày xéo hoa don vật vã
Nhuỵ
non tơ rách tã còn đâu
Hơi
hùm bốc khói trên đầu
Thịt
rung răng nghiến như dầu bôi thân
Chọc
bừa đâm quấy tần vần
Giọt
hồng cứ giỏ mấy lần nếp voan
Âm
thầm bấy, mầu xoan vuột mất
Nhuỵ
thuở nào e ấp xinh xinh
Thoắt
thôi hoang hoác thân mình
Nhìn
xem xiêm áo thất kinh rụng rời
Thân
vàng ngọc đáng thời nửa cắc
Màu
trinh nguyên đã mất vẻ xưa
Ngực
non méo mó dật dờ
Buồn
cơn đổ xuống một bờ thác tuôn (2)
Ông
mất năm 1794, không lâu sau khi được tin Lê Chiêu Thống qua đời ở TQ.
*
Phạm
Thái:
Danh sĩ mê rượu, mê gái, 1 nhà thơ vào hàng những nhà thơ lạ nhất như lời Tế
Hanh, tác giả Sơ kính tân trang lãng mạn, tác giả bài văn tế Trương Quỳnh Như
(người yêu đi lấy chồng) sướt mướt mà cuộc đời ông được tiểu thuyết hóa trong
Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng.
Phạm
Thái sinh năm 1777 ở Kinh Bắc, là con trai 1 võ tướng nhà Lê. Ông là người
chống Tây Sơn quyết liệt cả trong đời và trong thơ.
Năm
20 tuổi ông đã đi nhiều nơi tụ tập đồng đảng mưu khởi nghĩa chống Tây Sơn nhưng
thất bại, bị truy nã phải cạo tóc vào chùa đi tu.
Thơ
ngạo Tây Sơn của ông cũng nhiều, nhưng đáng kể nhất là vụ “bút chiến”: ông biên
bài Chiến tụng Tây Hồ phú (3) để “chiến” lại bài Tụng Tây Hồ phú của trí thức
Tây Sơn đảng Nguyễn Huy Lượng.
Đối
chiếu với Tụng Tây Hồ phú (4) của Nguyễn Huy Lượng để xem ý tứ đập nhau chan
chát thế nào.
Phạm
Thái tài hoa rõ ràng, nhưng khi vị anh hùng chiến bại này chê phép dùng binh
của Tây Sơn, thì rõ là chê lấy được:
Võ
sự xem ra khổ man di, thằng bước tới đứa chen vào, chiến trận thế cũng cờ giong
trống giục;
Phạm
Thái mất năm 1813 ở Thanh Hóa, lúc mới 36 tuổi.
*
Nguyễn
Hành:
Sinh năm 1771, mất năm 1824, Nguyễn Hành là cháu gọi Nguyễn Du là chú ruột. Cả
2 chú cháu Du-Hành cùng được xếp vào An Nam ngũ tuyệt. Wikipedia tiểu sử Nguyễn
Hành bảo không biết 3 người còn lại trong ngũ tuyệt là ai, còn TS Phạm Trọng
Chánh ở ĐH Sorbonne bên Tây (5) bảo 3 vị còn lại là Nguyễn Huy Tự, Phan Huy Ích
và Ngô Thời (Thì) Vị, chuyện đó đúng sai chả quan trọng mấy.
Nguyễn
Hành tự coi mình là bề tôi nhà Lê, ghét Tây Sơn và không cộng tác với Nguyễn.
Cái
đặc biệt của ông Nguyễn Hành này là kể cả khi sang đến thời Nguyễn rồi, ông vẫn
làm thơ chê thời Tây Sơn. Trong bài Tổng vịnh Tây Sơn thời khởi nghĩa giả (Tổng
vịnh về những cuộc khởi nghĩa thời Tây Sơn), ông viết: “Hưu tương thành bại
đương thời luận/ Năng địch Tây Sơn thị khoái nhân” (Đừng đem thành bại để
luận về sự việc lúc bấy giờ/ Hễ ai chống lại người Tây Sơn thì đều là hào kiệt
cả). (6)
Hay
ca ngợi vợ 1 võ tướng nhà Lê, tử tiết theo chồng sau khi chồng bị Tây Sơn giết.
... Tướng
quân năng tử quốc,/Thiếp diệc tử tướng quân... (7)
Bảo
Nguyễn Hành thuộc gia đình quan lớn nhà Trịnh (Nguyễn Khản) nên thuộc tầng lớp
bóc lột, ghét cách mạng Tây Sơn là dễ hiểu, có vẻ có lý. Nhưng Nguyễn Hành dòng
dõi vậy thôi chứ cả đời nghèo túng, viết rất nhiều bài thơ thương cảm với người
nghèo, đả kích quan lại ăn chơi phè phỡn (như các bài được coi là hay của ông:
Túy Thái Bình-Say ở Thái Bình, Kim ngữ-tiếng nói đồng tiền) thì các nhà lý luận
mác xít cũng có chỗ khó xử khi giải thích thái độ thù địch của nhà thơ thương
dân này đối với phong trào cách mạng của nhân dân (Tây Sơn)!
*
Nguyễn
Du:
Không cần phải nói nhiều về Nguyễn Du, người được coi là đại thi hào của dân
tộc, đồng thời cũng là 1 nhà nhân đạo lớn, người đã viết những dòng thơ tuyệt
đẹp về 1 cô ca ve bên Tàu: Vương Thúy Kiều.
Thái
độ thù địch của Nguyễn Du với Nguyễn Huệ được thể hiện ở một số chi tiết trong
tiểu sử của ông:
Năm
Đinh Mùi (1787), Tây Sơn tiến quân ra Bắc lấy Bắc Hà. Lê Chiêu Thống chạy sang
Trung Quốc, Nguyễn Du chạy theo vua xong không kịp, phải chạy về trốn ở quê vợ
tại Thái Bình (ở nhờ nhà anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn). Ông tập hợp hào mục để tính
chuyện phục quốc nhưng chí không thành.
Và
Mùa
đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du toan trốn vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh.
Việc bại lộ, tướng Tây Sơn là quận công Nguyễn Văn Thận bắt giam. May nhờ
Nguyễn Văn Thận là bạn thân của anh ruột cùng mẹ là Nguyễn Nễ (hơn nữa cũng
tiếc Nguyễn Du là người có tài) nên không nỡ giết, chỉ giam vài tháng rồi cho
về.(8)
Về
sau một số nhà nghiên cứu như Trần Khuê (thời chưa sang lề trái làm chính trị)
bám vào đôi bài thơ cố giải thích rằng những gạch đầu dòng chống Tây Sơn trong
CV ông cụ là được bơm vá thế thôi để sống cho yên lành với nhà Nguyễn, ông cụ
không theo nhưng không ghét Tây Sơn, hehe, nhưng lý luận có vẻ khiên cưỡng lắm.
*
Trong
cuốn “Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn” (Sở VHTT Nghĩa Bình 1985), Mai Quốc
Liên còn liệt kê thêm vài vị nữa thuộc phe ghét Tây Sơn như Lê Duy Đản (9) hay Lê Huy Giao, người reo vui
khi Nguyễn Huệ chết (Hạ cừu nhân Quang Trung Nguyễn Huệ tử)…, nhưng 4 ông
Du-Hành-Thái-Án có lẽ cũng đủ tiêu biểu cho 1 bộ phận không nhỏ sĩ phu Bắc Hà
vậy.
***
Trong
sách của Mai Quốc Liên đã nói ở trên, 1 list những vị trí thức cộng tác với Tây
Sơn một cách miễn cưỡng được liệt kê, gồm có Nguyễn Đề, Nguyễn Thiếp, Bùi Dương
Lịch và Ninh Tốn.
Nguyễn
Đề
(Nguyễn Nễ) cũng là bà con với Nguyễn Du, nhưng văn tài thua xa chú cháu
Du-Hành, làm thơ chỉ để tiêu khiển chứ không ưu tư thời cuộc gì, ai thắng thì
theo (sau này ra làm quan cho cả Nguyễn Gia Long), làng nhàng chức quan nhỏ,
thật ra không đáng kể.
Ninh
Tốn
(1744-1795) là 1 nhân vật đáng kể hơn, tuy nhiên phần lớn sự nghiệp của ông lại
thuộc về giai đoạn theo Lê-Trịnh chống Tây Sơn, ông đã từng làm tham tán quân
vụ trong các lực lượng Lê-Trịnh đánh nhau với Tây Sơn nhiều trận. Đến khi
Nguyễn Huệ diệt kiêu tướng Vũ Văn Nhậm, dùng bọn Ngô Văn Sở-Ngô Thì Nhậm cai
quản Bắc Hà, mời nhân sĩ trí thức miền bắc ra cộng tác, Ninh Tốn ở thế miễn
cưỡng phải ra theo. Tuy làm quan đến chức thượng thư bộ Binh, tước hầu, nhưng
người ta không ghi nhận 1 bài thơ nào của ông ca ngợi Tây Sơn cả.
La
Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và Bùi Dương Lịch cũng là những trí thức
lớn, sau ra cộng tác với Tây Sơn nhưng trong ngạch nghiên cứu chứ không phải
ngạch tuyên truyền, Thiếp làm viện trưởng Sùng chính viện, Lịch cũng giúp việc
hiệu đính sách vở ở viện này. Mấy cụ này cũng từa tựa như những cụ trí thức tây
học sau này, theo cách mạng nhưng vẫn có hơi hướng bả Tây, làm việc quan trọng
cách màng giao thì không được chứ nghiên cứu Truyện Kiều với cổ sử thì vừa an
toàn trước nhà cai trị vừa thanh thản với lương tâm mình …
*
Theo
Tây Sơn tận tình ngoài Ngô Thì Nhậm là tinh hoa sẽ nói sau, còn có Phan Huy
Ích, Nguyễn Huy Lượng (tác giả bài Tụng Tây Hồ phú đã nói ở trên), Đoàn Nguyễn
Tuấn (anh vợ Nguyễn Du), Ngô Ngọc Du, Vũ Huy Tấn.
Phan
Huy Ích
cũng từng đối đầu Tây Sơn, sau nghe lời ông anh vợ Ngô Thì Nhậm ra hợp tác, đã
viết nhiều bài thơ ca ngợi cái tình của Nguyễn Huệ đối với những kẻ trót lạc
lối lầm đường. Sau khi Gia Long bình định miền bắc, Ích cũng như Nhậm sau này
đều bị lôi ra đánh đòn ở Văn Miếu nhưng sau trận đòn thì Nhậm chết (đám con
buôn chỗ Quốc tử giám đồn rằng Nhậm bị Đặng Trần Thường thù cho tẩm thuốc độc
vào roi nên mới chết), còn Ích vẫn sống, con Ích sau này là Phan Huy Chú trở
thành 1 nhà nghiên cứu lớn dưới thời Nguyễn, Lịch triều hiến chương của ông
hiện đang bày bán đày phố Đinh Lễ, cả Ích và Chú cùng được đặt tên phố ở Hà
Nội.
Đoàn
Nguyễn Tuấn
và Vũ Huy Tấn cùng công tác trong ngành ngoại giao, tham gia chuyến thăm
hữu nghị TQ mà trưởng đoàn là ông Quang Trung giả. Vũ Huy Tấn (con trai danh sĩ
Vũ Huy Đỉnh) là tác giả bản văn tế các binh sĩ TQ chết trận khi trót dại đương
đầu với Tây Sơn, còn ông anh vợ Nguyễn Du khi hào sảng ca ngợi Việt Nam tỏ ra
rất tự hào vì Việt Nam rất giống với Trung Quốc về lễ nghĩa văn chương (sau 1
đoạn tả sự khác biệt về cảnh vật, cách ăn mặc… thì đến Tuy nhiên đại hữu tương
đồng xứ/ Lễ nghĩa văn chương tự nhất gia)
Ngô
Ngọc Du
chỉ là 1 nhà nho nghèo, làm thuốc qua ngày, không phải là quan chức cao cấp của
Tây Sơn, nhưng ông viết bài thơ ca ngợi chiến thắng Đống Đa của Quang Trung
trước quân xâm lược.
*
Ngô
Thì Nhậm
là gương mặt nổi bật của nhóm trí thức Bắc Hà phù Tây Sơn. Ông được giới nghiên
cứu xã hội chủ nghĩa ngày nay coi như nhà tư tưởng lớn, nhà chính trị lớn, nghệ
sĩ lớn của phong trào, Ngô Thì Nhậm đối với Tây Sơn cũng từa tựa như Nguyễn
Trãi với Lam Sơn, tác phẩm của ông in thành toàn tập dày cộp nhiều tiền em
không mua nổi.
Một
dạo trên mạng truyền nhau tấm biển “đồng chí Ngô Thì Nhậm” nên em có viết tiểu
sử Ngô Thì Nhậm theo kiểu hiện đại, đăng trên fb này. Nhưng tìm lại khó quá nên
không dẫn được link, sẵn ảnh và tiểu sử vẫn còn trong máy tính, chép lại ra
vậy:
Đồng
chí Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746 ở làng Tả Thanh Oai, Thường Tín, Hà Tây, nay là
Hà Nội mở rộng, trong một gia đình trí thức tiến bộ.
Thuở
nhỏ thông minh học giỏi, năm 1768 dự thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc, đoạt
giải cao. Năm 1775 bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Đại học Giám, Hà
Nội.
Năm
1788 đồng chí giác ngộ cách mạng, được vinh dự đứng trong hàng ngũ quang vinh của
Đảng Tây Sơn do Bác Huệ kính yêu lãnh đạo. Đồng chí đã tích cực đóng góp vào
công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, đánh đuổi đế quốc Thanh xâm lược. Cách
mạng thành công, đồng chí công tác trong ngành ngoại giao, được Đảng và Bác Huệ
tín nhiệm.
Sau
khi Huệ Chủ tịch qua đời, đồng chí tập trung vào công tác nghiên cứu, có nhiều
công trình có giá trị về “chủ nghĩa Phật và cách mạng Việt Nam”. Tập đoàn phản
động Nguyễn Ánh cướp chính quyền, đồng chí bị tra tấn dã man nhưng vẫn giữ khí
tiết của người cách mạng. Đồng chí đã anh dũng hy sinh năm 1803.
Nhưng
tiểu sử này không nói đến chi tiết “sát tứ phụ nhi thị lang” (giết 4 người cha
để làm được chức thị lang) trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Ngô
Thì Nhậm.
Thời
Trịnh Sâm ưu ái Trịnh Cán, ruồng rẫy con trưởng là Trịnh Khải, Trịnh Khải có ý
mưu cuộc chính biến, liên kết với trấn thủ Kinh Bắc Nguyễn Khắc Tuân và nội thị
Chu Xuân Hán. Ngô Thì Nhậm làm gia sư giảng sách cho Trịnh Khải, đã phát giác
chuyện này với chúa Trịnh Sâm bất chấp lời can ngăn của người cha là Ngô Thì Sĩ
(tác giả Việt sử tiêu án). Nhậm được chúa ban thưởng chức thị lang, đổi lại
người cha (thân phụ) Ngô Thì Sĩ đau buồn tự tử chết, người chủ (quân phụ) Trịnh
Khải bị phế truất và bị giam giữ, những người bạn cha (phụ chấp) là Nguyễn Khắc
Tuân và Chu Xuân Hán cùng bị xử tử, nên gọi là sát tứ phụ nhi thị lang.
Thời
Lê-Trịnh, các phe phái đối đầu nhiều, ghét phe này thì theo phe kia là chuyện
thường, nhưng với cái án năm Canh Tý, Nhậm có lẽ bị toàn giới sĩ phu Bắc Hà chê
cười. Khi Trịnh Khải giành lại được chính quyền, Nhậm phải bỏ trốn là đương
nhiên, nhưng ông không thể phục vụ các ông Trịnh khác Lê khác sau này nổi lên
tranh giành quyền lực được, mà phải theo ông Nguyễn Huệ anh hùng mù chữ, người
không thèm biết những thứ lễ nghĩa vớ vẩn thánh hiền, thì mới có chỗ thi thố
tài năng được.
Hôm
nọ trên fb Đào Tuấn, bác Nguyễn Hồng Kiên chép 1 bài thơ của Ngô Thì Nhậm như
sau:
Tích
vũ Huyền Trân
Huyền
Trân sái tận u sầu lệ/ Hóa tác xuân mai dạ vũ thanh/ Tông quốc quả tình cừu
phấn đại/ Di phu vô phận mỗi cư hành/ Nhị châu sính vật công thiên cổ/ Vạn lý
giai nhân ngộ nhất sinh/ Oán hận ưng tùy triều thủy trướng/ Giang thôn tích
lịch tố hàn canh.
Dịch
nghĩa:
Công
chúa Huyền Trân từng rỏ hết giọt lệ u sầu/ Hóa thành những tiếng mưa đêm trên
cành mai mùa xuân/ Nước nhà thật nhạt tình, coi khách son phấn như thù hằn/
Người chồng man di xấu số đã làm nhơ cả chuỗi ngọc đeo/ Lễ cưới hai châu, để
lại của chung cho nghìn sau/ Người giai nhân muôn dặm xa lìa, chịu lỡ làng một
đời/ Bao nỗi oán hờn, dường đang theo ngọn nước thủy triều dâng lên/ Tại xóm bờ
sông, trận mưa rả rich vẫn như kêu than trong đêm lạnh.
Thật
là tuyệt bút, em cực thích câu “tông quốc quả tình cừu phấn đại” (nước nhà nhạt
tình coi khách son phấn như thù hằn) và nghĩ đó không chỉ là chuyện Huyền Trân
đâu, Ngô Thì Nhậm cũng gửi nhiều tâm sự trong câu đó.
Cũng
như Tôn Thọ Tường, văn chương nức tiếng đời sau, cũng gửi gắm nhiều tâm sự khi
viết “Tôn phu nhân quy Thục”.
*
Sĩ
phu Bắc Hà đối với Tây Sơn, người uể oải chống, người hững hờ theo, một ít trổ
hết tài ra giúp chủ mới nhưng cũng chỉ được tin dùng vài năm, đại thể như vậy.
Sau này Gia Long vặt trọn Tây Sơn, có người nhắc đến chuyện Tây Sơn ít học
không được lòng sĩ phu Bắc Hà.
Em
lại nghĩ sĩ phu Bắc Hà chả liên quan.
Gia
Long thắng Tây Sơn vì Gia Long đại diện cho cái gì đó hiện đại hơn, tân kỳ hơn,
thậm chí phương Tây hơn. Ngoại viện của ông ấy là Xiêm là Pháp chứ không phải
là Tàu hũ tương Khổng giáo, nội lực của ông ấy là các đại điền chủ ruộng đồng
thẳng cánh cò bay gạo lúa ngút ngàn, các thương gia chứ không phải mấy ông đồ
gàn ngồi võng tre ngâm vịnh đường thi tống từ. Gia Long hiện đại hơn Tây Sơn
nên thắng.
Còn
sĩ phu Bắc Hà, thơ hay thì nhiều, văn hay cũng lắm, nhưng sức mạnh của họ đã bị
đập phá tan tành, thậm chí trước cả Tây Sơn mà từ loạn kiêu binh. So với Tây
Sơn, họ còn cũ hơn nữa. Ca tụng Tây Sơn hay châm chích Tây Sơn thì cũng chỉ tô
điểm thêm cho sự kiện chứ không làm nên sự kiện được.
Khi
xúi Nguyễn Huệ vượt biên ra bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh bảo sĩ phu Bắc Hà chỉ còn
Chỉnh thôi, chẳng đáng lo gì cả. Huệ đùa tớ không lo họ có nghĩa là tớ chỉ lo
cậu thôi có phải không. Chuyện này chép trong Hoàng Lê Nhất thống chí không
biết thực giả thế nào, nhưng đại thể, sĩ phu Bắc Hà chẳng có gì đáng lo cho nhà
cai trị, thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét