Em có biết Hùng Vương không?
Le Tran Hai’s facebook, 20/4/2013
Ngày
10 tháng Ba âm lịch hàng năm được Nhà nước Việt Nam quy định là ngày nghỉ lễ từ
2007. Được nghỉ thì ta cứ nghỉ thôi, đi chơi đây đó (riêng em những ngày lễ
ngày nghỉ dạng này phải ở nhà trông con để vợ em đi cày), điên gì mà thắc mắc.
Nhưng mấy bọn gọi là sĩ phu hút thuốc lào vặt cắc cớ bàn nhảm chuyện ngày xưa,
từ các vua Hùng là những vị nào, 10 tháng Ba là ngày giỗ vị vua nào (Việt
Nam mười tám vua Hùng/ Con cháu gộp lại giỗ chung 1 ngày: thơ của nhà báo
Đỗ Hùng tờ Thanh Niên-trên facebook xưng là Mít Tờ Đỗ), làm sao mà ta biết được
ngày giỗ ấy…nó cứ mơ hồ sao sao, đọc những thứ tạm gọi là chính quy như Đại
Việt sử ký toàn thư (có cả danh sách 18 vị vua như chép lại ở Wikipedia: 1)
thấy thông tin cứ như hàng fake, chẳng hạn 1 ông vua sao sống trên 100 năm
(thời ĐVSKTT, toán pháp chưa phát triển, cụ Lương Thế Vinh chưa được quảng bá
như cụ Ngô Bảo Châu bây giờ, mãi sau này người ta mới làm được phép trừ để có
phát hiện về tuổi thọ bất thường các ông vua tổ).
Đọc
cổ sử Việt Nam mà bác nào nói chắc chắn như đinh chém cột ngày ấy tháng ấy vua
ấy ấy cái ấy ấy thì đừng có tin. Cho nên cổ sử Việt Nam thì phải “tôi đào đất
lên và nghĩ rằng”,“tôi ngắm mãi cái hình ấy trên mặt trống đồng rồi cho rằng”,
“tôi nghe em gái Mã Lai thỏ thẻ mấy từ hao hao tiếng Việt và đoán rằng” chứ
chưa khẳng định được theo kiểu “đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng sai”.
Giả thuyết từ 2010 của bác 5xu (tức Nguyễn Phương Văn-PR trưởng của bác Ngô Bảo
Châu) ngày 10 tháng Ba chẳng phải ngày giỗ ông nào mà là Tết cổ truyền của
người Việt cổ, do vậy cũng chỉ là nói chơi chơi thôi. Em trích chỉ vì em
thích-thích cái thuyết ấy (2):
Các
nước ĐNA đến đầu thế kỷ trước đều dùng lịch dựa vào Phật Lịch (cổ hoặc hiện
đại) trừ nước mình. Chắc là do sau thời Mã Viện, hoặc thậm chí từ thời Triệu
Đà, bị nó cưỡng bức. Bởi vậy nên Tết cổ truyền của người Việt cổ phải lẩn trốn
trở thành Giỗ Tổ như một bản năng giữ gìn gốc tích dân tộc. Nó cũng giải quyết
khúc mắc tại sao dân ta làm nông nghiệp, dùng lịch âm (của tàu) mà trống đồng
lại thể hiện thờ mặt trời.
Bài
này của 5xu còn có cái hay là tổng hợp hộ chúng ta vài trường phái truy tìm sử
cũ, bác nào thích phái nào thì tự tìm hiểu sâu thêm.
Ví
dụ:
1.Trường
phái Huyền Sử và sau này các môn đệ thêm cả mê tín vào (hay gọi luôn là phái
Kim Định cho dễ) thì cho rằng Viêm Việt (Bách Việt, Cửu Lê, Lạc Việt…) ngày xưa
làm chủ đất và văn minh Hoa Hạ. Sau này bị Hán Tộc vốn là dân du mục, thiện
chiến hơn, oánh cho tơi bời, chạy toé khói về phương nam. Rồi lại bị đô hộ, chỉ
có một nhóm nhỏ tồn tại đến bây giờ chính là người Việt chúng ta đang lướt web
hiện nay. Rồi từ đó nhận hết Nho học, Kinh Thi, Kinh Dịch này nọ là có nguồn
gốc từ dân ta mà ra hết.
Em bổ
sung: 1 nhân vật mới mẻ hơn của trường phái này là dị nhân đuổi mưa
Nguyễn Vũ Tuấn Anh-tác giả mấy cuốn “Thời Hùng vương qua truyền thuyết và huyền
thoại”, “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch’… đọc giải trí tốt.
Trích
5 xu tiếp: “có hai người mà tôi rất khoái do họ sử dụng nhiều phương pháp
suy luận kiểu điều tra phá án Sherlock Holmes, kết hợp khảo cổ và folklor học,
lẫn nghiệp vụ hịên trường CSI: đó là Trần Quốc Vượng, Tạ Chí Đại Trường. Ví dụ
tiêu biểu là cả hai ông này đều có những phát kiến về ảnh hưởng của tù binh
Chăm ở đồng bằng Bắc Bộ. Hay ông Tạ chí Đại Trường nói “có tội thì lội xuống
sông” là dấu vết văn hóa của tắm sông Hằng (do cách nào đó đã đến VN, ví dụ qua
phật giáo Nam tông) còn sót lại.”.
Em
comment: Tạ Chí Đại Trường là sử gia hiện giờ em khoái nhất. Các nhân vật lịch
sử ở tầm anh hùng dân tộc qua kiến giải của ông, hành động rất có lý, chứ không
thần thánh phi thường (do đó là fake) như chúng ta được dạy trong sách giáo
khoa.
1
nhánh nữa là nhánh dùng nhân chủng học và ngôn ngữ, tiêu biểu là Bình Nguyên
Lộc.
Ông
Bình Nguyên Lộc chứng minh được (tuy còn nhiều dẫn chứng võ đoán) rằng tiếng
Việt trước thời kỳ Mã Viện là tiếng đa âm. Tàn tích còn sót lại là các từ ghép
như Biển Cả. Ông này có giải thích từ Văn Lang là từ chữ Nang Vlang (Cọ Sọc) mà
ra (ngoài cái ông này thì chưa thấy ai giải thích Văn Lang từ đâu mà ra cả).
Ông này cho rằng người Việt Cổ là hậu duệ của giống Proto-Australoid
(Cổ-PhươngNam), chủng thì là chủng Mã Lai. Vua Hùng là một bộ tộc thuộc chủng
này, chiến thắng hằng loạt bộ tộc khác (cũng cùng chủng ấy, có ngôn ngữ và văn
hóa giống nhau) thành lập nước Văn Lang, du nhập công nghệ đúc trống đồng của
người Mã Lai (cũng là cùng chủng)….
Ông
Bình Nguyên Lộc có chỗ khớp với ông Lê Mạnh Thát ở chỗ Bắc Tiến (người Việt Cổ
đi từ tít dưới phương nam lên Bắc, mang văn hóa và tôn giáo của Ấn,
Khmer…).Cũng khớp với khảo cổ Hòa Bình, Phùng Nguyên, Đông Sơn, Sa Hùynh.
Mồi
thế thôi, chi tiết các bác vào link mà đọc.
*
Một
cách tiếp cận/thắc mắc giỗ Tổ khác là của bác Lại Nguyên Ân mà em đã nhắc đến
trong 1 báo cáo tuần đã cũ. Nước ta bao nhiêu dân tộc anh em, vua Hùng chỉ là
tổ người Kinh chứ tổ sao được của bấy nhiêu dân tộc. Bác Ân gọi hiện
tượng “ta đang dùng cách mở rộng các thần tượng của một dân tộc đa số (dân
tộc Kinh) ra thành thần tượng cho các dân tộc thiểu số khác cùng sống trên đất
Việt.… áp đặt văn hóa nghi lễ của tộc người đa số cho các tộc người còn
lại” là sô-vanh văn hóa.
Bài
gốc đăng trên bauxite rất khó vào nên đọc tạm bản BBC Việt ngữ (3).
Nhân
thể có người thắc mắc, vua Hùng, thôi chưa bàn người Kinh hay Mường-Thái, quan
trọng với Việt Nam thế, có công dựng nước cho chúng ta ngày nay giữ nước thế mà
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi khi kể các triều đại dựng nước lại bắt đầu từ
Triệu (Đà) (Cụ Nguyễn Trãi có biết HùngVương không?). Và có người giả nhời: các
vua Hùng chỉ bắt đầu được coi là dựng nước khi nhà nước phong kiến Việt Nam đi
vào quy củ (Lê Thánh Tông), phải xác định cho đất nước mình những ông tổ dựng
nước. Đọc Tạ Chí Đại Trường qua Chu Xuân Giao (4) cho nhanh:
Đợt
phong thần bằng sắc phong đầu tiên của kỷ nguyên độc lập là ở thời vua Trần
Nhân Tông (tại vị năm 1278-1293).Ở đợt phong thần đó, chỉ thấy có Sỹ Nhiếp, Hai
Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Lý Nam Đế, Sơn Tinh... mà không thấy có một vị vua
Hùng nào được phong. Điều này, đúng như nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đã chỉ ra,
chứng tỏ rằng cho đến cuối thế kỷ XIII, truyền thuyết về Hùng Vương chưa nảy
nở, hay ít ra chưa phát triển trên đất Đại Việt.
Phải
tới thời Lê sơ, sau khi dẹp tan ách đô hộ của nhà Minh, chính quyền trung ương
tập quyền được tổ chức theo mô hình Nho giáo là quốc giáo thế chỗ cho Phật giáo
ở các triều Lý - Trần, thì truyền thuyết Hùng Vương mới bắt đầu được hệ thống
hóa. Hoàng đế Lê Thánh Tông đã cho lập ngọc phả đền Hùng (Hùng Vương ngọc phả
thập bát thế truyền hay Cổ Việt Hùng thị thiên thế thánh vương ngọc
phả cổ truyền được soạn năm Hồng Đức thứ nhất, tức năm 1470, bởi Nguyễn
Cố). Đó là cơ sở để đưa việc tế tự vua Hùng ở cấp độ làng xã lên cấp độ quốc
gia.
…
Quá
trình lập ngọc phả đền Hùng ở thời Hồng Đức có thể xem là “hiện đại hóa” lần
thứ nhất một “truyền thống”, mà truyền thống ấy là những mảnh lẻ rời rạc trong
ký ức dân tộc, nay được chắp nối để thống nhất thành một hệ thống truyền thuyết
Hùng Vương mang tính chính quy, để mở đường cho việc Hùng Vương đi vào phần mở
đầu của chính sử.
Vẫn
theo phân tích của Tạ Chí ĐạiTrường thì ngọc phả đền Hùng đã xóa bỏ hết những
xung đột Hùng Vương và Thục Phán có thấy ở Việt điện u linh. Không còn có
chuyện Loa thành xây không được vì con vua trước phá, không có chuyện sử dụng
thần Tản Viên chống Thục, mà chỉ có chuyện Thục Phán được vua Hùng 18 nhường
ngôi nhờ thần Tản Viên giảng hòa và sau đó, vua Thục lập đền thờ vua Hùng. Đó
là một khuôn mẫu tranh giành chính quyền đáng làm gương cho những người muốn dùng
bạo lực.
Ý
nghĩa “hiện đại hóa truyền thống” của quá trình lập ngọc phả Hùng Vương thời
Hồng Đức nổi rõ nếu so sánh: trước đó không lâu, khi vừa đánh đuổi quân Minh
khỏi bờ cõi, trong Bình Ngô đại cáo,Nguyễn Trãi mới chỉ nhắc đến Triệu -
Đinh - Lê - Lý - Trần mà chưa kịp đề cập đến Hùng Vương. Sau đó, phải đến thời
Hồng Đức thì Hùng Vương đã trở thành yếu tố cần thiết về mặt tinh thần và lễ
nghi cho một chính quyền trung ương tập quyền.
Vậy
thì hãy tạm thống nhất với nhau: Vua Hùng có thật làm vua hay không không biết,
truyền nhau 18 đời đúng sai không biết, người Kinh hay Mường Thái không biết,
thậm chí có thật hay không không biết (cũng như Nguyễn Trãi, em không biết vua
Hùng), nhưng sự tồn tại của ông trở thành yếu tố cần thiết về mặt tinh thần và
lễ nghi cho 1 chính quyền trung ương tập quyền. Cho nên có cái ngày mà chính
quyền trung ương gọi là ngày lễ còn với chúng ta là ngày nghỉ. Và có thể đàng
hoàng nghỉ ngơi một cách không cần dân tộc tính là vào bar nốc vodka Kalinka,
sang Indonesia lướt sóng hay tới Hongkong sốp pinh, đi phượt trên Bắc Kạn hay
ngồi nhà trông con ốm.
Links
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét