TRẦN DỤ TÔNG
Le Tran Hai’s facebook, 22/4/2015
Do 1
bác bạn trong FL được tag mà em biết được thắc mắc của 1 bác tên là Tiểu Uyên.
Đại khái bác hỏi mấy chữ Trường Thành với Cam Tuyền trong Chinh phụ ngâm (Trống
Trường Thành lung lay bóng nguyệt/Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây) là địa danh
Tàu hay Việt, nếu là Tàu phải chăng chinh phu chinh phụ trong tác phẩm này là
Tàu. Bà con tra cứu, cắt nghĩa ầm ầm, cho đến lúc này cơ bản thống nhất với
nhau Tàu Khựa đấy ạ.
Em
cũng tham gia bàn góp rằng chuyện đó thường thôi, Đặng Trần Côn lấy tích Tàu
cũng như Nguyễn Du lấy tích Tàu, cũng như bạt ngàn văn nghệ sĩ công tác trong
ngành giải trí xưa lấy tích Tàu. Tác phẩm văn nghệ là thứ giải trí mua vui vài
trống canh, nâng cao quan điểm làm gì cho mệt. Đến như tác phẩm chính luận hào
sảng của Trần Hưng Đạo là Hịch tướng sĩ thì cũng: “Ta thường nghe Kỷ Tín đem
mình chết thay cứu thoát cho Cao Đế…”, rồi nghe chuyện Do Vu, rồi nghe chuyện
Dự Nhượng toàn là những tấm gương người tốt việc tốt bên Tàu Khựa cả, đức ông
không nghe Mai Thúc Loan, Triệu Quang Phục…, không kể 1 tấm gương nào trong sử
Việt trước đời Trần cho binh sĩ hăng say.
Rồi
lẩn thẩn nghĩ, từ khi nào thì văn sĩ Việt Nam đem tích Việt vào tác phẩm. Nam
quốc sơn hà của cụ Lý Thường Kiệt (các nghiên cứu đời sau bảo tác giả không
phải là cụ) thì nhắc đến Nam đế, để đấu tranh với địch, nhưng không kể chuyện
tích sử nào. Những hả hê thắng lợi “đoạt sáo Chương Dương độ, cầm Hồ Hàm Tử
quan” thì là văn thơ mừng chiến thắng quân Mông Thát, kể những chuyện thời sự
nóng hổi vừa thổi vừa khoe, không coi là kể lại tích xưa. Ai là người đầu tiên
dùng tích Việt?
Có
thể là em sai, và hy vọng là em sai, nhưng cho đến lúc này em mới nghĩ ra Trần
Dụ Tông là người thứ nhất.
*
Ông
vua Trần này có bài thơ “Đường Thái Tông dữ bản triều Thái Tông” em copy paste
nội dung như sau:
Đường, Việt khai cơ lưỡng Thái Tông
Bỉ xưng Trinh Quán, ngã Nguyên Phong
Kiến Thành tru tử, An Sinh tại
Miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng.
Tạm
dịch
Đường, Việt cùng có ông Thái Tông
Họ xưng Trinh Quán, ta Nguyên Phong
Kiến Thành bị giết, An Sinh sống
Miếu hiệu như nhau, đức thì không.
Ý
khen Trần Thái Tông tha chết cho An Sinh vương Trần Liễu, đức độ vượt trội
Đường Thái Tông bên Khựa.
Trần
Thái Tông là ông Trần Nhân Tông, Trần Nhân Tông là ông Trần Minh Tông, Trần Minh
Tông là bố Trần Dụ Tông. Tức là nhân vật Việt được nhắc đến đã lùi khá xa vào
sử, coi là tích được.
Éo
le thay, Trần Dụ Tông mần thơ đáng khen thế lại không phải (được coi) là 1 minh
quân, vua tốt.
*
Trần
Dụ Tông, tên khai sinh Trần Hạo, là Thập aka nhà Trần Minh Tông nhưng không
phải là ông vua liền sau Trần Minh Tông. Sinh năm 1336,
năm 1341 ông được thượng hoàng Minh Tông đặt lên ngai vàng sau khi vua anh Trần
Hiến Tông qua đời vì bạo bệnh.
Phép
cai trị của nhà Trần có 1 nét khác các triều trước: ông vua truyền ngôi cho con
ngay khi còn đang sống, bản thân mình lên làm Thượng hoàng cùng quản việc nước.
Điều này một mặt loại trừ việc tranh giành ngôi báu giữa các hoàng tử sau khi
vua cha qua đời, đồng thời giai đoạn ông bố (nay thành Thượng hoàng) quản lý
thì ông con (vua) được thực tập nghề làm vua.
Thời
Dụ Tông làm vua, kinh tế VN bước vào giai đoạn suy thoái, nông dân bất bình
khởi nghĩa ở nhiều nơi, đáng kể nhất là khởi nghĩa của Ngô Bệ (nổ ra năm
1343-44 khi Thượng hoàng Minh Tông còn cùng quản lý việc nước; bị dẹp tan khi
Dụ Tông đã nắm trọn quyền), đến khi Thượng hoàng mất (1357)
ông thực hành đầy đủ quyền làm vua thì thế nước đã yếu lại càng yếu hơn. Đánh
nhau với anh em người Chăm (Chiêm Thành) thì không có mấy chiến thắng ấn tượng,
thỉnh thoảng quân dân người Kinh bị đồng bào Chăm đuổi như đuổi vịt, sứ Chiêm
Thành (xưa kia vốn ở vị thế chiếu dưới) đến Thăng Long nghênh ngang như người
từ thượng quốc, Trần bị Chiêm xoa đầu bẹo má không khác gì Tống TQ xưa bị
Liêu-Hạ ức hiếp. Đã thế nhà vua lại ham vui quá độ, trồng cây quý nuôi thú lạ
đào ao cá bác Trần thả cá sấu trong cung, lê la đánh bạc uống rượu, phong quan
tước cho bạn rượu bạn phỏm bạn ba cây trái cả quy tắc. Có lần vua đi chơi đêm
đánh mất cả ấn kiếm trên đường. Nho thần Chu Văn An dâng Thất trảm sớ đòi chém
7 gian thần, vua tuy quý Chu nhưng không đủ nghị lực bỏ các thú vui-bạn chơi
nên không nghe khiến Chu An phải từ chức về làng dạy học sau này được thờ ở Văn
Miếu.
Khi
sắp qua đời, Trần Dụ Tông chọn con trai ông anh Trần Nguyên Dục (ông Dục này lẽ
ra được làm vua thay Hiến Tông nhưng Thượng hoàng Minh Tông chê là ngông cuồng
không chọn mà chọn Dụ Tông) tên là Nhật Lễ làm người kế nghiệp. Nhật Lễ thật ra
không phải là con Dục mà là con ngoài giá thú của vợ Dục với 1 ca sĩ họ Dương;
việc chọn Nhật Lễ kế nghiệp (sau này tôn thất nhà Trần họp nhau lại đánh đổ
Dương Nhật Lễ) là hành động dở hơi cuối cùng trong chuỗi việc không mấy vinh
quang của Trần Dụ Tông-vị hoàng đế thứ bảy của nhà Trần.
*
Tại
sao Trần Dụ Tông ham vui quá thế đến mức yếu hèn? Có lẽ ông biết mình sức khỏe
kém chẳng sống được bao lâu nên muốn sống gấp, tận hưởng các cuộc vui của thế
gian này (thực tế vua qua đời năm 33 tuổi).
Năm
4 tuổi khi còn là hoàng tử, ông đã bị ngã xuống nước tưởng chết đến nơi. Bác sĩ
người Hoa là Trâu Canh châm cứu cho, cứu sống được hoàng tử nhưng nói rằng ông
sẽ bị liệt dương. Đến khi Dụ Tông được Thượng hoàng cưới vợ cho thì lời nói 10
năm trước của Trâu Canh ứng nghiệm. Cái thú vui lành mạnh quý phái của các bậc
vương tôn quý tộc là cung tần mỹ nữ- thời trai trẻ nhà vua không trải nghiệm
được, hỏi làm sao không thích những thú vui từ bình dân như cờ bạc rượu chè đến
quái đản như ngắm hoa chơi thú làm thơ để bù đắp lại?
Về
sau gã người Tàu lại đưa ra 1 toa thuốc để chữa bệnh liệt dương, tàn bạo đã đành
(giết 1 bé trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống) lại còn oái oăm (sau
đó phải thông dâm với chị hoặc em gái ruột).
Triều đình hoan hỉ nghe theo, kể cả người chị phải làm chuyện ấy với em
ruột, quả nhiên vua khỏi bệnh. Còn gã người Tàu thì được cưng chiều hết cỡ,
được sàm sỡ các cung nữ đẹp nhất nước Nam mà không ai nỡ bắt tội.
Đây
mới là chuyện ly kỳ nhất trong cuộc đời hưởng lạc của Trần Dụ Tông.
*
Thực
chất toa thuốc của Trâu Canh là gì mà kỳ quái vậy? Theo bác sĩ Hồ Đắc Duy (đừng
nhầm với bác sĩ Hồ Đắc Di, người được đặt tên phố ở Hà Nội), Trâu Canh đã làm
những “động tác của 1 nhà phân tâm học hiện đại với một số ma thuật vô đạo
đức”. 700 năm trước chúng ta ngày nay, Trâu Canh đã biết bệnh liệt dương, bên
cạnh nguyên nhân thực thể (bệnh về máu, về dây thần kinh, tai biến do phẫu
thuật…) còn có thể có nguyên nhân tâm lý, cảm xúc, hay “liệt dương chỉ là một
vấn đề tâm lý, một vấn đề thuộc về xúc cảm, một trò chơi của sự tự tin. Sự sợ
hãi và ấn tượng đầu tiên là mấu chốt của vấn đề trị liệu”. (Hồ Đắc Duy). Khi
hoàng tử bị ngã, gã Tàu đã gieo vào đầu hoàng tộc Trần rằng cậu bé sẽ liệt
dương, liệt dương, liệt dương; quả nhiên khi lâm trận sẽ như thế thật. Khi tự
tin bày toa thuốc Viagra đông phương quái gở, gã Tàu bảo làm theo sẽ khỏi, quả
nhiên lên giường lại thấy OK. Cái cao thủ của gã Tàu ở chỗ đó. Nhưng gã sở dĩ
phát huy được cao chiêu cũng bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức môn “giáo
dục giới tính” của hoàng tộc nhà Trần.
*
Nhà
Trần sau vài thế hệ anh hùng đánh đuổi Nguyên-Mông đến dàn con của Trần Minh
Tông sa sút thấy rõ. Ông anh Dụ Tông là Hiến Tông vì ốm yếu mà chết sớm lúc
chưa con cái gì. Cái ông Nguyên Dục không được chọn vì tính tình gàn dở chắc
cũng kém cỏi trên giường tình nên vợ ông ấy mới đi lại với ca sĩ họ Dương đẻ ra
Dương Nhật Lễ. Người đánh đổ Nhật Lễ là Trần Nghệ Tông sau này tin dùng Hồ Quý
Ly để họ Trần mất nghiệp…
Phẩm
chất cá nhân các thế hệ sau của họ Trần đi xuống có lý do từ chính sách nội hôn
của nhà Trần, bao thế hệ anh em trong nhà lấy lẫn nhau để không có ngoại thích.
Chính sách loạn luân phản khoa học giới tính này làm cho các sinh thể về sau
càng ngày càng yếu đuối tầm thường.
1
hoàng tộc kém hiểu biết về “giáo dục giới tính” như vậy nên dễ bị gã Trâu Canh
lòe đẹp.
Bài
học rút ra từ Trần Dụ Tông (chuyện thơ, chuyện tích Việt, thậm chí chuyện Chu
Văn An chỉ là cái cớ xang chọng để lên bài) chính là chính sách giáo dục học
sinh tiểu học nước nhà từ nay về sau, toán có thể giản lược, văn có thể giản
lược, sử địa có thể giản lược, chứ cái anh “giáo dục giới tính” thì không coi
nhẹ được đâu!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét