3.Thời
tổng thống Carter
Le Tran
Hai’s facebook, 16/8/2014
Jimmy
Carter (đảng Dân chủ-trước đây là thống đốc bang Georgia) nhậm chức 20/1/77,
trở thành tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ. Ông ở trên cương vị này 1 nhiệm kỳ
(77-80) và bị thua Ronald Reagan (đảng Cộng hòa) trong cuộc tranh cử tổng thống
11/1980.
*
Nâng
cấp quan hệ Mỹ-Trung
Carter
nâng cấp quan hệ với TQ từ “tao bắt đầu coi mày là người và quyền lợi của mày
tao phải tính đến” thời Nixon lên thành tớ với cậu là bạn.
Trước
78: quan hệ ngoại giao giữa TQ và Mỹ ở mức văn phòng liên lạc (từ 1973)
15/12/78:
Carter tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với CH Nhân dân Trung Hoa. Tổng
thống Đài Loan Tưởng Kinh Quốc lên án điều này.
1/1/79:
Mỹ và TQ chính thức ra thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Mỹ
chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh và công nhận CHND Trung
Hoa là đại diện của “1 nước Trung Hoa duy nhất”, Đài Loan chỉ là 1 phần của
nước Trung Hoa này.
1/79:
Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, đội mũ cowboy nói cười ha hả. Mở đầu cho 1 loạt thỏa
thuận song phương về hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, trao đổi
văn hóa và thương mại. Từ 1979, 2 nước triển khai hàng trăm dự án nghiên cứu
chung và các chương trình hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác Khoa học và
Công nghệ.
3/79:
Mỹ và TQ mở đại sứ quán ở thủ đô của nhau.
8/79:
phó tổng thống Mỹ Mondale thăm TQ.
9/80:
Mỹ và TQ hợp tác trong lĩnh vực hàng hải, hàng không dân sự, công nghiệp dệt
may.
1980:
Bắc Kinh và New York City trở thành thành phố kết nghĩa.
Trong
khoảng thời gian 79-80, 2 nước thường xuyên tham khảo ý kiến của nhau về các
vấn đề quốc tế, có cùng quan điểm với nhau khi đối đầu với phe Liên Xô ở các
điểm nóng Việt Nam, Campuchia, Afghanistan và châu Phi.
*
Đông
Dương
Trên
bề mặt VN và TQ vẫn là những nước XHCN anh em sau ngày 30/4/75, cho dù đàn em
của TQ là Campuchia đã có những đợt tấn công vào lãnh thổ VN ngay từ 5/75. Trên
thực tế VN đã có những chính sách phòng ngừa sức ép của TQ.
1976:
VN yêu cầu người Hoa ở miền Nam đăng ký quốc tịch VN, những người đăng ký quốc
tịch TQ bị giảm tiêu chuẩn lương thực. Đóng cửa các trường học người Hoa và các
tờ báo tiếng TQ ở VN. Mở màn cho cái gọi là “nạn kiều”.
1977:
Xung đột biên giới tây nam giữa Việt Nam và Campuchia leo thang.
Cuộc
cải tạo kinh tế TBCN ở miền Nam đã tịch thu rất nhiều tài sản các thương gia
Hoa kiều làm giàu từ thời VN Cộng hòa.
1978:
Người Hoa ở VN bắt đầu kéo nhau về nước, 2 nước đấu khẩu về vấn đề người Hoa.
VN đả kích công khai TQ.
Việt
Nam chính thức đứng về phe Liên Xô, ký Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác với Liên
Xô. Trở thành thành viên Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV, tiếng Anh: COMECON),
khối kinh tế gồm những nước XHCN phe Liên Xô (các nước Đông Âu, Cuba và Mông
Cổ).
Cuối
1978: Quân đội VN bắt đầu tấn công Campuchia.
7/1/1979:
Quân đội VN tràn vào Phnom Penh, phối hợp với lực lượng nổi dậy thân VN lật đổ
chế độ Pol Pot, quân Khmer Đỏ chạy về biên giới Campuchia-Thailand. Ra đời nước
Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Quân đội VN ở lại trên đất Campuchia, vì việc này
VN bị thế giới cô lập, chỉ còn mở cửa ra bên ngoài qua phe Liên Xô. Mỹ và TQ
cùng quan điểm với nhau khi lên án chính sách VN ở Campuchia.
17/2/1979:
Sau khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho VN 1 bài học”, quân đội TQ tấn công
vào lãnh thổ VN, chiến tranh biên giới phía bắc kéo dài 1 tháng, quân TQ bị
quân dân VN đánh bật.
1979-1980:
VN tăng cường hội nhập với phe Liên Xô. 7/80 Cựu phi công VN Phạm Tuân trở
thành người châu Á đầu tiên lên vũ trụ trong chương trình Interkosmos của Liên
Xô (bay cùng Gorbatko của Liên Xô).
*
Afghanistan
4/78:
Đảo chính ở Afghanistan, tổng thống Daoud Khan bị giết, Taraki nắm quyền. Ra
đời nước CH Dân chủ Afghanistan thân Liên Xô, tuy nhiên nội bộ giới chóp bu
(đảng Dân chủ Cách mạng) có nhiều chia rẽ, các phe phái tranh quyền.
3/79:
Người Hồi giáo Mujahideen nổi dậy ở Herat chống chính sách XHCN của CP, cuộc
nổi dậy bị dập tắt nhưng biến thành chiến tranh du kích chống CP lan khắp cả
nước.
7/79:
Carter ký mật lệnh cung cấp vũ khí cho Mujahideen (sức mạnh Taliban nhiều năm
sau có nguồn gốc từ đây).
9/79:
Taraki bị ám sát, nhân vật số 2 trong đảng là Amin nắm quyền và thanh trừng các
đối thủ trong đảng. Amin cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào quan thầy Liên Xô,
cân đối quan hệ với Pakistan, Iran và TQ, tìm kiếm kênh đối thoại với thủ lĩnh
Mujahideen Hekmatyar.
12/79:
Liên Xô thay ngựa giữa dòng, quân đội Liên Xô tiến vào Kabul, lật đổ Amin (Amin
bị giết) và ở lại Afghanistan “theo yêu cầu” của lãnh đạo mới Babrak Karmal.
1980:
Phương Tây và TQ kịch liệt lên án việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan.
3/1980:
Carter kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa hè Olympic Moskva 1980. Phương Tây
không thống nhất trong hành động này, một số nước phương Tây vẫn gửi vđv tham
dự Olympic Moskva (từ 19/7 đến 3/8/80) như Áo, Thụy Điển, Hy Lạp, Phần Lan,
Iceland, New Zealand; vđv một số nước phương Tây khác tham dự dưới cờ tổ chức
Olympic (Úc, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Ireland, TBN, Ý, Luxembourg, Hà Lan, BĐN, Pháp,
Thụy Sĩ…).
Sau
này quân đội Liên Xô sẽ bị sa lầy ở Afghanistan, tuy nhiên việc Liên Xô động
binh chưa đầy 6 tháng sau khi Brezhnev ký hiệp ước SALT 2 với Carter cho thấy
dưới thời Carter, đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô đang lấn lướt. Những đòn
giáng trả của Carter như tẩy chay Thế vận hội vừa không đàng hoàng (ép thể thao
theo chính trị) vừa không gây được sức ép nào thật sự mạnh lên Liên Xô.
*
Châu
Phi, Mỹ Latinh
5/77:
CP Angola và quân đội Cuba hỗ trợ CP Angola dẹp 1 âm mưu đảo chính và đàn áp 1
cuộc biểu tình chống CP, hàng nghìn người chết. Nội chiến ở Angola, nhóm du
kích UNITA (được phương Tây và TQ ủng hộ) chống lại CP Angola (được Cuba -và
Liên Xô đằng sau- ủng hộ).
7/77:
Bắt đầu xung đột biên giới giữa Ethiopia và Somalia. 3/78: quân đội Cuba hỗ trợ
Ethiopia đánh nhau to với Somalia ở vùng Ogaden. Cũng 3/78: 2 bên ngừng bắn.
Ethiopia đi vào quỹ đạo Liên Xô, sau này sẽ trở thành quan sát viên SEV (86),
còn Somalia thông qua bản HP theo xu hướng tự do kiểu phương Tây (8/79).
3/79:
Maurice Bishop làm đảo chính ở Grenada, đảo quốc nhỏ bé trong vịnh Caraibe này
bắt đầu theo đuổi chính sách thiên tả (sau này Reagan phải can thiệp để đưa
Grenada trở lại trục Mỹ).
5/79:
Nội chiến El Salvador bắt đầu. Cuba ủng hộ lực lượng du kích Farabuldo Marti.
7/79:
Nhà độc tài thân Mỹ Somoza ở Nicaragua từ chức và bay sang Miami (Mỹ). Phong
trào Dân tộc Giải phóng Saldino do anh em Ortega lãnh đạo nắm quyền. Nicaragua
đi vào quỹ đạo của Liên Xô-Cuba.
9/79:
Tổng thống Angola Agustinho Neto qua đời, Eduardo Dos Santos thay, chính sách
thân Liên Xô-Cuba vẫn tiếp tục.
4/80:
Mugabe trở thành thủ tướng Zimbabwe, theo đuổi chính sách chống Mỹ.
9/80:
Cựu tổng thống Nicaragua Somoza bị giết ở Paraguay.
*
Hiệp
định Trại David
Xu
hướng giãn cách khỏi phe chủ chiến (và được Liên Xô hậu thuẫn) của Ai Cập đã rõ
nét và đã được Mỹ khai thác từ cuối thời Nixon-Ford. Thời Carter hoàn tất quá
trình này.
7/77:
xung đột biên giới giữa Ai Cập và Libya.
11/77:
Tổng thống Ai Cập Sadat trở thành nhà lãnh đạo Arab đầu tiên tới thăm Israel,
bắt đầu tiến trình hòa bình.
9/78:
Thủ tướng Israel Begin và tổng thống Ai Cập Sadat đàm phán hòa bình riêng rẽ ở
Trại David trên đất Mỹ, đã thống nhất xong: các nước Arab khác đánh thì đánh,
Ai Cập hòa bình riêng với Israel, đất của Ai Cập thì trả lại cho Ai Cập.
10/78:
Sadat và Begin cùng nhận giải Nobel Hòa bình. Rất nhiều nước Arab máu chiến
phản đối thỏa thuận hòa bình riêng rẽ, coi Ai Cập như 1 kẻ phản bội.
3/79:
Lễ ký hiệp ước hòa bình chính thức diễn ra ở Nhà Trắng.
1/80:
Ai Cập và Israel bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
*
Iran
2/79:
Giáo chủ Khomeini về nước sau 15 năm lưu vong. Cuộc Cách mạng Hồi giáo nổ ra,
quân đội Iran mau chóng chuyển sang ủng hộ Khomeini.
4/79:
Nước Iran trở thành nhà nước Hồi giáo. Khomeini là thủ lĩnh tinh thần của Iran.
11/79:
Những sinh viên Hồi giáo cực đoan tấn công sứ quán Mỹ tại Tehran bắt giữ 90 con
tin (53 người Mỹ) để đòi Mỹ đưa quốc vương Iran về nước xét xử (sau đó Khomeini
cho thả 13 người gồm phụ nữ và người da đen). Khủng hoảng con tin bắt đầu.
Carter
ký lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran, phong tỏa tài sản Iran trên đất Mỹ và tại
các ngân hàng Mỹ.
1/80:
6 nhà ngoại giao Mỹ đóng giả Canada trốn thoát khỏi Iran.
2/80:
Giáo chủ Khomeini chỉ định Banisadr làm tổng thống Iran.
4/80:
Mỹ áp lệnh trừng phạt kinh tế Iran.
Ngoại
trưởng Mỹ Cyrus Vance từ chức phản đối 1 kế hoạch giải cứu con tin (Operation
Eagle Claw) được Carter ủng hộ.
7/80:
Cựu vương Iran Pahlavi chết ở Ai Cập
Sau
Cách mạng Hồi giáo, Iran trở thành 1 tiền đồn chống Mỹ. Tuy nhiên nước này
không đi vào trục Liên Xô, và hỗ trợ một số nhóm Hồi giáo Afghanistan chống CP
thân Liên Xô ở Kabul. Nếu thống nhất, Hồi giáo sẽ là 1 thế lực rất đáng kể
thách thức cả Mỹ-Trung-Xô, tuy nhiên sự thống nhất này chưa bao giờ có.
9/80:
Bùng nổ chiến tranh giữa Iran và Iraq, 2 nước Hồi giáo có nhiều tham vọng địa
chính trị trong khu vực và cùng không thuần phục phương Tây.
*
Phe
TQ. TQ bắt đầu hiện đại hóa
7/77
Đặng Tiểu Bình chính thức được phục chức phó thủ tướng kiêm tổng tư lệnh quân
đội.
78:
Đặng Tiểu Bình công bố kế hoạch hiện đại hóa, cải cách kinh tế theo hướng thị
trường, phát động phong trào phê phán Cách mạng Văn hóa nhưng đánh giá Mao cả
công cả tội để giữ ổn định xã hội.
79:
Chiến tranh với VN cho thấy sự cần thiết hiện đại hóa quân đội.
80:
Đặng thu hẹp quyền lực của Hoa Quốc Phong. Giành thắng lợi trước phái “phàm là”
(phàm là Mao chủ tịch nói là phải đúng) của Uông Đông Hưng, Uông bị loại khỏi
Ban thường vụ Bộ Chính trị. Triệu Tử Dương thay Hoa làm thủ tướng (Hoa vẫn giữ
chức vụ chủ tịch đảng đến 1981: sau đó sẽ bị Hồ Diệu Bang thay) và Đặng trở
thành lãnh tụ không chính thức của TQ.
11/80:
Bắt đầu xử bè lũ 4 tên.
TQ
bắt đầu hiện đại hóa, tập trung vào các vấn đề trong nước nên tạm thời giảm bớt
sự can dự vào các vấn đề bên ngoài. Tuy nhiên họ ủng hộ Mỹ ở những nơi Mỹ xung
đột với Liên Xô để tranh thủ sự hỗ trợ của Mỹ cho công cuộc hiện đại hóa, gọi
là “trỗi dậy hòa bình” của họ.
1
đồng minh gần gũi với TQ về hệ tư tưởng trước đây là Albania đã bắt đầu phản
đối TQ từ 72 khi có dấu hiệu hòa hoãn Trung-Mỹ. Lãnh tụ Albania Hoxha, người
chống cả Mỹ lẫn Liên Xô gửi thư cho Mao phản đối việc TQ định bắt tay với 1 đế
quốc này chống đế quốc kia. Với việc TQ sau Mao cải cách thị trường, hòa thuận
với Mỹ, tìm hiểu mô hình Nam Tư, quan hệ 2 nước (2 đảng CS) từ chỗ rạn nứt đi
tới hoàn toàn đổ vỡ. 1978: TQ cắt quan hệ thương mại với Albania.
Pakistan.
7/77: Tướng Zia-ul-Haq làm đảo chính lật đổ tổng thống dân cử đầu tiên của
Pakistan, Zulfikar Ali Bhutto. Ali Bhutto sau đó bị treo cổ vào 3/78.
Thay
đổi BLĐ ở Pakistan không thay đổi quan hệ đồng minh chiến lược giữa Pakistan và
TQ. Từ 79: Pakistan trở thành đối tác thương mại của TQ và ngoài các vấn đề Tân
Cương, Tây Tạng, Đài Loan (Pakistan ủng hộ TQ), Kashmir (TQ ủng hộ Pakistan
chống Ấn Độ), 2 bên còn cùng quan điểm trong vấn đề Afghanistan (chống sự can
thiệp của Liên Xô).
*
Phe
Liên Xô
1/77:
Phát nổ 3 quả bom ở Moskva trong 37 phút, chết 7 người. Đánh bom là 1 nhóm ly
khai người Armenia.
7/77:
Bộ Chính trị Liên Xô giao cho Yeltsin phá hủy nhà Ipatiev (nơi Sa hoàng bị xử
bắn năm 1918)
4/78:
Hàng nghìn người Gruzia biểu tình đòi thay đổi quy chế hiến pháp của tiếng
Gruzia
10/78:
Sau khi Giáo hoàng John Paul I chỉ giữ chức 33 ngày đã chết, tân giáo hoàng
(John Paul II) là người Ba Lan-1 nước XHCN phe Liên Xô.
6/79:
Giáo hoàng thăm Ba Lan.
1/80:
Liên Xô bắt Sakharov.
7/7-31/8/80:
Walessa lãnh đạo cuộc bãi công đầu tiên ở nhà máy đóng tàu Gdansk. 31/8 ký thỏa
ước Gdansk, dọn đường cho sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết-1 tổ chức dân sự độc
lập được CP Ba Lan công nhận vào 10/80.
*
Phe
Mỹ. Carter bồ câu
6/77:
Carter hủy chương trình máy bay ném bom B1 (sau này Reagan phục hồi lại)
9/77:
Ký hiệp ước giữa Panama với Mỹ về quy chế kênh đào Panama. Carter đồng ý chuyển
giao quyền kiểm soát kênh đào (có vị trí chiến lược hái ra tiền, nối Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương) cho CP Panama vào cuối thế kỷ XX.
4/78:
Carter lùi thời gian triển khai kế hoạch sản xuất bom neutron
4/78:
QH Mỹ phê chuẩn hiệp ước trả kênh đào Panama.
12/78:
Nước Tây Ban Nha hậu Franco thông qua bản Hiến pháp dân chủ ở cuộc TCDY.
5/79:
Đảng Bảo thủ thắng cử ở Anh. Thatcher trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Anh.
Thatcherism của bà và reaganomics của Reagan sau này sẽ là mẫu mực của nền kinh
tế tự do.
6/79:
Carter và Brezhnev ký hiệp ước SALT II (giảm bớt vũ khí chiến lược) tại thủ đô
Áo.
10/79:
Nhà độc tài thân Mỹ Park Chung-hee của Hàn Quốc bị ám sát.
12/79:
Đảo chính quân sự ở Hàn Quốc. Chun Doo-hwan nắm quyền.
5/80:
Biểu tình đòi dân chủ ở Gwangju (Hàn Quốc) bị đàn áp, 2000 người chết.
11/80:
Bầu cử tổng thống Mỹ. Carter thua Reagan.
Không
có vẻ ngoài hấp dẫn đàn bà con trẻ như Kennedy trước đây và Clinton sau này,
nhưng Carter cũng mang dáng vẻ 1 nhà lãnh đạo thân thiện với hình ảnh khi cười
thì hay nhe răng. Carter là 1 tổng thống thiên về tìm kiếm giải pháp hòa bình
(thành quả lớn nhất là hiệp ước trại David giữa Israel và Ai Cập), và do bồ câu
quá nên ông đã bị từ đối thủ lớn là Liên Xô (đưa quân vào Afghanistan, đột phá
vào một số nước Mỹ Latinh, thông qua Cuba tranh giành ở châu Phi, ủng hộ VN ở
Đông Dương) đến đối thủ mới nổi là Iran (tấn công thẳng vào sứ quán Mỹ) thách
thức, cũng như buông rơi quyền lợi Mỹ ở Panama. Sự xích lại gần TQ vừa đúng
thời kỳ Đặng Tiểu Bình hiện đại hóa nước Trung Hoa sẽ hỗ trợ cho sự trỗi dậy
của TQ trong tương lai-thách thức Mỹ trong tương lai.
Sau
này, điều hành quỹ Carter, Carter có nhiều hoạt động hòa giải trên thế giới và
được giải Nobel hòa bình 2002. Nếu chỉ là tổng thống Phần Lan hay thủ tướng Áo
chứ đừng làm tổng thống Mỹ, ông có thể sẽ là 1 nhà lãnh đạo thành công.
4.Nhiệm
kỳ thứ 1 của Reagan
Le Tran
Hai’s facebook, 23/8/2014
Giành
thắng lợi trước tổng thống J.Carter năm 1980 và W.Mondale (phó của Carter) năm
1984, cựu tài tử xi nê Ronald Reagan (đảng Cộng hòa) giữ chức tổng thống 2
nhiệm kỳ: 1981-1988. Vào nhiệm kỳ 2 của ông, 1 nhân tố mới xuất hiện ở Liên Xô:
Gorbachev, nên cuộc tranh hùng Xô-Mỹ có những bước ngoặt lớn. Vì vậy tuần này
chỉ liệt kê các sự kiện diễn ra trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 1 của Reagan:
1981-1984.
***
Chống Liên Xô. Thập diện mai phục
Chạy
đua vũ trang
Reagan
coi Liên Xô là đối thủ chính và coi chính sách của người tiền nhiệm là quá mềm
yếu. Ông khởi động lại cuộc chạy đua vũ trang và đẩy chiến tranh lạnh lên 1 nấc
mới.
Reagan
tăng 40% chi phí quốc phòng từ năm 1980 đến 1984 (1100 tỷ lên tới 1500 tỷ),
khôi phục chương trình SX máy bay tiêm kích B1 trước đây bị chính quyền Carter
hủy, sản xuất tên lửa MX và triển khai tên lửa Pershing của NATO trên đất Tây
Đức (cửa ngõ tiếp giáp NATO với khối Warszawa).
23/3/1983
Reagan công bố Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI), 1 dự án triển khai lá chắn
phòng thủ từ không gian vũ trụ để đánh chặn, bảo vệ Mỹ khỏi những cuộc tấn công
bằng tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược của Liên Xô. Chương trình này được gọi
là “cuộc chiến tranh giữa các vì sao”. Có bạn nói chính Reagan không tin tưởng
dự án của ông khả thi về công nghệ nhưng vẫn khuếch trương ầm ĩ buộc kẻ thù
Liên Xô tham gia chạy đua cùng và đẩy sự suy sụp về kinh tế của Liên Xô đến
nhanh hơn (tuy nhiên em không quen biết Reagan nên chưa có điều kiện hỏi anh ấy
điều này).
*
Những
phát biểu chống cộng
7/6/82,
phát biểu trước QH Anh, Reagan dự đoán CN marxism-leninism sẽ bị quẳng vào đống
rác của lịch sử.
3/3/83
Reagan dự đoán chủ nghĩa CS sẽ sụp đổ, rằng CNCS là 1 chương buồn thảm trong
lịch sử nhân loại mà người ta đang viết nốt những trang cuối.
8/3/83
Reagan gọi Liên Xô là ác quốc (evil empire, imperia zla).
*
Mỹ
ủng hộ phe chống Liên Xô ở khắp mọi nơi
Các
chế độ độc tài chống CS ở Chile, Guatemala, Hàn Quốc.. được Mỹ ủng hộ và tiếp
tục nắm quyền cai trị một cách vững chắc. Ví dụ 3/81 Pinochet nhậm chức tổng
thống thêm 1 nhiệm kỳ nữa kéo dài 8 năm.
Ủng
hộ Nam Phi dù nước này theo chế độ apartheid vì Nam Phi ở tuyến đầu chống lại 2
nhà nước thân Liên Xô là Angola và Mozambique. 8/81 quân đội Nam Phi đã tấn
công vào lãnh thổ Angola, chống chế độ Dos Santos thân Liên Xô.
10/83:
Đưa quân vào Grenada “theo yêu cầu” các quốc gia trong vịnh Caraibe, hỗ trợ đảo
chính lật đổ chính quyền thân CS của Maurice Bishop. Bishop và 40 quan chức cao
cấp bị giết trong cuộc đảo chính. Cuộc can thiệp nhanh gọn này là cuộc can
thiệp quân sự đầu tiên của Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam.
Ủng
hộ phiến quân Contra chống lại chính phủ thân CS (phong trào Saldino) ở
Nicaragua. Mỹ ngầm bán vũ khí cho Iran để lấy tiền tài trợ cho Contra (vụ bê
bối Iran-Contra bị phát giác và bùng nổ vào nhiệm kỳ 2 của Reagan)
CIA
tăng cường huấn luyện cho phong trào Mujahideen chống CP thân Liên Xô ở
Afghanistan. Quân đội Liên Xô sa lầy ở Afghanistan. Chính sách này một mặt góp
phần đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô, mặt khác tạo thêm sức mạnh cho những kẻ
thù khác của Mỹ trong tương lai.
Máy
bay Mỹ đụng độ với Libya-1 nước thân hữu với Liên Xô- ở vịnh Sidra 8/81. Sau đó
Mỹ ban hành lệnh cấm vận Libya do nước này tài trợ cho khủng bố.
Phối
hợp với TQ trong vấn đề Campuchia. 6/82 tại thủ đô Malaysia ra đời CP
liên hiệp Campuchia Dân chủ gồm 3 phái chống CP thân VN ở Campuchia. 3 phái gồm
phái Sihanouk, phái Son Sann thân phương Tây và phái Khmer Đỏ thân TQ (lúc này
đã đưa Khieu Samphan ra mặt tiền thay cho Pol Pot-Ieng Sary quá nhiều bê bối vì
tội diệt chủng chống chính dân tộc mình) đã bắt tay với nhau để giữ ghế đại
diện cho Campuchia ở LHQ.
***
Iran
20/1/81:
Đúng ngày Reagan nhậm chức, Iran thả hết con tin, chấm dứt vụ khủng hoảng con
tin kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên sự kiện này không làm quan hệ Iran-Mỹ cải
thiện.
Từ
1982: Iran can thiệp sâu vào Liban, phối hợp với Syria và các nhóm Hồi giáo cấp
tiến khác chống Israel và phe Thiên chúa giáo Liban, trong đó Iran giành sự hậu
thuẫn trực tiếp cho lực lượng Hezbollah. Trong cuộc chiến tranh Liban 82-83 (1
cuộc chiến rất phức tạp với rất nhiều phe phái), Mỹ gửi quân tham gia lực lượng
quốc tế vãn hồi hòa bình, nhưng chịu nhiều tổn thất về nhân mạng. Nhiều vụ tấn
công nhằm vào người Mỹ xảy ra. Trong đó vụ tấn công sứ quán Mỹ 4/83 (17 người
Mỹ chết) và vụ đánh bom tự sát 23/10/83 ở Beirut làm 241 người Mỹ và 58 người
Pháp thiệt mạng được coi là do Hezbollah thực hiện. 2/84 Mỹ phải rút lực lượng
thủy quân lục chiến khỏi Liban khi chưa đủ đảm bảo cho đồng minh Israel 1 ưu
thế vượt trội ở chiến trường này.
1/84:
Mỹ đưa Iran vào danh sách những nước tài trợ cho khủng bố. Iran nằm lỳ trong
danh sách này đến tận bây giờ.
Xung
quanh cuộc chiến tranh Iran-Iraq, các nước vùng Vịnh (thân Mỹ) ủng hộ Iraq
trong khi 2 nước Arab chống phương Tây (và có nhiều liên hệ với Liên Xô) là
Syria và Lybia lại ủng hộ Iran.
Cả
Mỹ, Liên Xô và TQ đều không công khai đứng về phe nào trong cuộc chiến này. Tuy
nhiên:
Mỹ
rút Iraq khỏi danh sách những nước tài trợ cho khủng bố và bán vũ khí cho Iraq,
trong đó có cả vũ khí hóa học. So sánh Iraq với Iran thì Iran nguy hiểm với Mỹ
hơn.
Liên
Xô, vốn bực bội với việc Iran hậu thuẫn những lực lượng chống CP Afghanistan và
sự đàn áp các đảng viên CS Iran, cũng bán vũ khí cho Iraq. Liên Xô và Mỹ cùng
bán vũ khí cho Iraq và tranh giành ảnh hưởng lên chế độ Saddam Hussein.
TQ
không ủng hộ bên nào, bán vũ khí cho cả 2. Tuy nhiên để tránh làm mất lòng Mỹ,
TQ lách lệnh cấm vận bằng cách việc cung cấp vũ khí cho Iran được thực hiện
ngầm, qua kênh Bắc Triều tiên.
Mỹ
duy trì lệnh cấm vận Iran, nhưng họ lại ngầm bán vũ khí cho Iran (vi phạm chính
luật chơi do mình đặt ra) để lấy tiền tài trợ cho lực lượng Contra chống CP
thân CS ở Nicaragua.
Ở
đây Reagan thực hiện nguyên tắc sẵn sàng ngầm hỗ trợ kẻ thù yếu để thêm sức
mạnh chống kẻ thù mạnh hơn-1 lối chơi rất nguy hiểm và chỉ biện hộ được nếu kết
cục của nó là kẻ thù mạnh thật sự bị gục ngã.
***
Phe Mỹ
1/1981:
Hy Lạp gia nhập EC.
5/81:
Chính khách cánh tả (đảng Xã hội) François Mitterand trở thành tổng thống Pháp.
10/81:
Tổng thống Ai Cập Sadat bị ám sát trong 1 lễ duyệt binh (1 tổ chức Hồi giáo
Jihad phản đối hiệp ước hòa bình riêng rẽ với Israel nhận trách nhiệm thực hiện
vụ này). Phó tổng thống Mubarak lên thay, tiếp tục chính sách của người tiền
nhiệm (thân Mỹ, hòa bình với Israel)
4/82:
Argentina đưa quân lên chiếm quần đảo Falkland (Malvinas) do Anh kiểm soát. Bắt
đầu chiến tranh Falkland giữa Anh và Argentina. 6/82 cuộc chiến kết thúc, Anh
thắng.
4/82:
Israel hoàn tất việc rút quân khỏi bán đảo Sinai theo hiệp ước hòa bình với Ai
Cập.
5/82:
TBN trở thành thành viên thứ 16 của NATO
6/82:
Israel tấn công Beirut (sau vụ mưu sát đại sứ Israel tại London và những cuộc
đấu pháo qua lại giữa Israel và PLO ở biên giới Israel-Liban) hòng tiêu diệt
lực lượng PLO đồn trú ở Liban, kéo theo các phe khác tham chiến trở thành cuộc
chiến tranh Liban kéo dài 2 năm.
10/82:
Helmut Kohl trở thành thủ tướng Tây Đức. Cánh hữu trở lại.
10/83:
Cựu thủ tướng Nhật Tanaka bị xử tù 4 năm vì nhận hối lộ 2 triệu USD từ tập đoàn
Lockeed.
11/83:
Phần lãnh thổ do người gốc Thổ kiểm soát ở Cyprus tuyên bố thành lập quốc gia
riêng.
12/84:
Ai Cập thể hiện vai trò hòa giải. 2 nước có xung đột ở Đông Phi là Kenya và
Somalia ký thỏa thuận hòa bình tại Ai Cập. Sau này, khi Ai Cập cải thiện dần
quan hệ với các nước Arab khác, nước này thường đứng ra làm trung gian hòa giải
1 nước Arab nào đó với Israel khi đối đầu quân sự lâm vào bế tắc.
***
Phe Liên Xô
Liên
Xô-Thay đổi lãnh đạo
1/82:
Suslov-quan chức cao cấp phụ trách nhân sự Đảng CS Liên Xô qua đời.
5/82:
Trùm KGB Yuri Andropov được bầu vào ban thư ký Đảng CS Liên Xô.
11/82:
Lãnh tụ Liên Xô Brezhnev qua đời do già yếu, khép lại 1 giai đoạn gọi là những
năm trì trệ (zastoi) của nền kinh tế Liên Xô. Andropov thay.
9/83:
Liên Xô bắn hạ 1 máy bay dân sự của Hàn Quốc bay trong không phận Liên Xô, làm
269 hành khách trong đó có 1 nghị sĩ Mỹ thiệt mạng với lý do tưởng đó là máy
bay quân sự. Reagan gọi đó là vụ thảm sát, là hành vi chống loài người, ngưng
dịch vụ hàng không thương mại của Liên Xô đến Hoa Kỳ, và hủy bỏ một số thỏa ước
đang được thảo luận với Liên Xô.
9/83:
Báo động hạt nhân giả ở Liên Xô.
2/84:
Andropov qua đời. Konstantin Chernenko (thuộc típ già yếu bảo thủ như Brezhnev)
lên thay làm TBT mới của Đảng CS Liên Xô.
5/84:
Để trả đũa chính quyền Carter trước đây tẩy chay Olympic 1980, Liên Xô tuyên bố
tẩy chay thế vận hội mùa hè 1984 ở Los Angeles.
*
Ba
Lan. Công đoàn Đoàn kết phát triển, CP lúc cứng rắn lúc mềm mỏng
Những
bất ổn ở Ba Lan đã bắt đầu từ 1980 với sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết, dẫn
đến việc Kania thay Gierek lãnh đạo đảng CS cầm quyền (tên là Công nhân Thống
nhất) từ 1980. Tuy nhiên Kania có xu hướng muốn đối thoại với Công đoàn Đoàn
kết và nhà thờ Công giáo, muốn thi hành chính sách độc lập hơn với Liên Xô nên
chỉ tại vị được 1 năm.
2/81:
Tướng Jaruzelski trở thành thủ tướng Ba Lan.
10/81:
Jaruzelski trở thành bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Thống nhất thay Kania bị buộc
phải từ chức.
Jaruzelski
trở thành lãnh đạo với tín hiệu nhận được từ Moskva là phải cứng rắn.
Giáo
hoàng là người Ba Lan, và có ảnh hưởng rất lớn ở nước Ba Lan đa số dân chúng có
cảm tình với Thiên chúa giáo. Giáo hoàng ủng hộ các phong trào đấu tranh của
Công đoàn Đoàn kết. 1/1981: ông tiếp đoàn đại biểu Công đoàn Đoàn kết do
Walessa (*) dẫn đầu ở Vatican.
5/81:
1 tay súng người Thổ nhĩ kỳ mưu sát Giáo hoàng, bị coi là theo lệnh của KGB,
Liên Xô phủ nhận sự dính líu. Giáo hoàng chỉ bị thương (12/83 Giáo hoàng tuyên
bố xá tội cho tay súng người Thổ).
Phong
trào Công đoàn Đoàn kết có ảnh hưởng mạnh trong xã hội Ba Lan, thách thức chính
quyền. Jaruzelski phải ra tay.
12/81:
Jaruzelski ban hành thiết quân luật để dẹp các hoạt động phản kháng do Công
đoàn Đoàn kết tổ chức (sau này Jaruzelski giải thích nếu ông ta không làm thế,
quân đội Liên Xô có thể can thiệp vào Ba Lan, tuy nhiên hồ sơ Nga lại nói Liên
Xô chưa có ý định này). Walessa bị bắt.
11/82:
Walessa được trả tự do sau 11 tháng.
7/83:
Ba Lan chấm dứt thiết quân luật, ân xá tù chính trị.
10/83:
Walessa được trao giải Nobel Hòa bình. Chính quyền không cho ông ra nước ngoài
nhận giải, người vợ nhận thay.
Công
đoàn Đoàn kết vẫn hoạt động ngầm.
***
Trung Quốc. Tập trung vào cải cách trong
nước
Giang
Thanh-vợ góa Mao Trạch Đông, đứng đầu bè lũ 4 tên, vai chính trong cuộc Cách
mạng văn hóa, bị tuyên án tử hình 1/81. Tuy nhiên năm 83 bà được giảm án xuống
chung thân và sẽ chết ở trong tù vào 1991.
Cũng
năm 81, phe bảo thủ bị bật bãi hoàn toàn. Hồ Diệu Bang thay Hoa Quốc Phong làm
chủ tịch đảng CSTQ. Trước đó, từ 1980 Hồ còn giữ chức TBT Đảng. Hồ giữ chức chủ
tịch đảng đến 1982 thì chức vụ này bị bỏ, chỉ còn là TBT Đảng (đến 87).
Hồ
Diệu Bang (TBT Đảng) và Triệu Tử Dương (Thủ tướng) là cánh tay phải và trái của
Đặng Tiểu Bình để thực hiện cải cách kinh tế TQ, thực hiện “4 hiện đại hóa”.
Đặng Tiểu Bình không chính thức giữ cương vị lãnh đạo nhưng là nhà lãnh đạo
quyền lực nhất của TQ giai đoạn này.
Chọn
con đường cải cách kinh tế theo hướng thị trường nhưng giữ bản chất chính trị
của chế độ, BLĐ TQ (Đặng, Hồ, Triệu) tuy vậy vẫn có những cải cách nho nhỏ đối
với nền chính trị trong nước: bầu chọn trực tiếp các đại biểu vào bộ chính trị,
tổ chức những cuộc bầu cử có hơn 1 ứng viên, tăng cường độ minh bạch của chính
quyền, tăng mức độ chịu trách nhiệm của các quan chức trước các lỗi lầm của
mình, phục hồi danh dự cho những nạn nhân của Cách mạng Văn hóa…
Hồ
Diệu Bang tỏ ra thực dụng trong quan hệ với Tây Tạng, mở rộng quyền tự quyết
của chính quyền tự trị địa phương, tăng cường hỗ trợ ngân sách cho Tây
Tạng, và chuyển giao dần quyền lãnh đạo Tây Tạng từ các viên chức người
Hán sang các viên chức người bản xứ.
Những
nhân vật có thiên hướng tự do như Hồ (và Triệu) ở giai đoạn này giúp Đặng đấu
tranh với các lực lượng bảo thủ cản trở cải cách, nhưng sẽ bị loại bỏ khi cải
cách kinh tế đã đi vào quỹ đạo và những đòi hỏi cải cách chính trị được đặt ra.
Về
đối ngoại, do tập trung vào các vấn đề trong nước nên TQ tiếp tục ít can dự vào
các sự kiện quốc tế. Họ giành được 1 thắng lợi ngoại giao quan trọng khi đạt
được thỏa thuận với Anh vào 9/84 về việc Anh sẽ bàn giao Hong Kong cho TQ vào
1997 (2 nước ra Thông cáo chung chính thức về tương lai Hong Kong vào 12/84).
Để được Thatcher đồng ý, TQ cam kết rằng sau khi tiếp nhận Hong Kong, TQ sẽ duy
trì chính sách “1 nước 2 chế độ”, đảm bảo nền kinh tế TBCN và nền chính trị tự
do được bảo lưu ở Hong Kong sau khi trở về với đại lục.
(*)
Đúng ra phải viết tên ông là Wałęsa, nhưng chữ l có cái gạch chéo ở giữa khó
viết quá nên đành phiên âm kiểu bần nông Anh Mỹ vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét