PHAN ĐĂNG LƯU
Phan
Đăng Lưu (1902-1941)-nhà lãnh đạo CS thời chống Pháp, người Nghệ An, từng ngồi
tù nhiều năm ở Buôn Ma Thuột, sau đó hoạt động công khai ở Huế. Từ 1939 được
bầu bổ sung vào BCHTW Đảng CS Đông Dương, được phân công chỉ đạo Nam Kỳ.
7/40
xứ ủy Nam Kỳ đề ra chủ trương khởi nghĩa nhưng ông phủ quyết và đòi xin ý kiến
TW. 11/40 ra Bắc triệu tập Hội nghị TW 7 để tái lập ban lãnh đạo đảng (lúc này
TBT Đảng Nguyễn Văn Cừ đã bị bắt), nhiều ý kiến đề nghị ông làm TBT Đảng nhưng
ông từ chối vì “sẽ quay lại hoạt động ở Nam Kỳ sớm muộn cũng sẽ bị bắt” và giới
thiệu xứ ủy viên Bắc kỳ Trường Chinh làm TBT Đảng. Quay về Nam để truyền đạt
chỉ đạo của TW không tiến hành khởi nghĩa Nam Kỳ nhưng cuộc khởi nghĩa đã nổ ra
trước đó ít ngày, Phan Đăng Lưu bị bắt và bị Pháp xử tử năm 1941.
Cha
ông là Phan Đăng Dư sau này bị bắt giam trong cải cách ruộng đất và chết khoảng
53-54. Cuốn Đèn cù của Trần Đĩnh (bản lưu hành trên mạng) có chép truyện này
nhưng lại ghi nhầm tên cha ông thành Phan Đăng Tài. Thực ra ông Tài là em ông
Lưu và là thân phụ nhạc sĩ Hồng Đăng.
(*)
Wikipedia chép năm sinh của Phan Đăng Lưu là 1912, sửa lại theo ý kiến chị Thúy-vợ
NS Hồng Đăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét