Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

LƯƠNG THẾ VINH-VŨ HỮU


Toán học trong sử Việt

Le Tran Hai’s facebook, 12/4/2014

Lịch sử Việt Nam thời phong kiến để lại vài trăm viên tướng đánh giặc ngoại xâm, cũng từng đấy nhà thơ nhà văn (nhưng đọc được giờ chỉ còn dăm bảy vị) nhưng hình như chỉ có 2 nhà toán học. Không tình cờ và không bất ngờ khi 2 nhà toán học ấy cùng rơi vào thời Lê Thánh Tông, 1 ông vua được coi là minh quân trong sử Việt. Họ là Vũ Hữu và Lương Thế Vinh.

Chỉ biết đại khái là 2 cụ ấy giỏi toán lắm thôi, nhưng các cụ giỏi cụ thể như thế nào thì sách xưa đã thất truyền, sử sách ghi chép lại thì sơ lược và buồn cười không thể tả.

Cụ Vũ Hữu giỏi ở chỗ (chép lại theo Wikipedia cho nhanh):

Công trình toán học ông để lại cho hậu thế nổi bật là Lập Thành Toán Pháp. Quyển sách này miêu tả các phép đo đạc cũng như cách tính xây dựng nhà cửa, thành lũy. Các phép đo ruộng đất được tính theo đơn vị mẫu, sào, thước (24 mét vuông) và tấc (1/10 thước).

Sách Công dư tiệp ký ghi lại câu chuyện sau: Vua Lê Thánh Tông muốn thử tài của Vũ Hữu, nên đã giao cho ông sửa chữa ba cửa Đoan Môn, Đại Hưng và Đông Hoa của thành Thăng Long. Tuân lệnh, Vũ Hữu dùng thước đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng của các cửa thành và tính ra số gạch đá, vật liệu phải dùng. Kết quả là khi xây xong, đá không thừa một tấc, gạch không thiếu một viên, quy mô các cửa thành được sửa chữa không sai một ly, một tấc. Vua Lê Thánh Tông rất hài lòng đã ban chiếu khen thưởng Vũ Hữu.(1)

Những bài toán cụ Hữu giải tương tự như toán lớp 4 bây giờ con em giải. Đại khái công ty A có 1 mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là từng đấy, chiều dài với chiều rộng có tỷ lệ là từng đấy. Mảnh đất ấy ta cắt đi 1 hình vuông diện tích từng đấy làm phòng ngủ của giám đốc, còn lại cứ bao nhiêu mét vuông ta đặt 1 con siêu nhân, mỗi con siêu nhân phải mua từng đấy tiền, hỏi chi phí mua siêu nhân của công ty là bao nhiêu. Vân vân.

Cụ Hữu sống vào đời Lê Thánh Tông tức là là thế kỷ XV sau công nguyên. Trong lúc đó, từ chục thế kỷ trước bạn bè quốc tế đã:

Ấn Độ

Cuốn Surya Siddhanta (khoảng 400) giới thiệu các hàm lượng giác như sin, cosin, và sin ngược, và đưa ra các luật để xác định chuyển động chính xác của các thiên thể, tuân theo vị trí thật của chúng trên bầu trời. Thời gian vũ trụ tuần hoàn được giải thích trong cuốn sách, được sao chép từ một công trình trước đó, tương ứng với năm thiên văn với 365,2563627 ngày, chỉ dài hơn 1,4 giây so với giá trị hiện đại. Công trình này đã được dịch ra tiếng Ả Rập và Latin trong thời Trung Cổ.

Aryabhata vào năm 499 giới thiệu hàm versin, đưa ra bản sin đầu tiên, phát triển các kĩ thuật và thuật toán của đại số, vô cùng nhỏ, phương trình vi phân, và đạt được lời giải hoàn chỉnh cho các phương trình tuyến tính bằng một phương pháp ứng với phương pháp hiện đại, cùng với các tính toán thiên văn chính xác dựa trên thuyết nhật tâm. Một bản dịch tiếng Ả Rập của cuốn Aryabhatiya có từ thế kỉ 8, sau đó là bản Latin vào thế kỉ 13. Ông cũng tính giá trị π chính xác tới bốn chữ số sau dấu phẩy. Madhava sau đó vào thế kỉ 14 đã tính giá tị của số π chính xác tới chữ số thập phân thứ mười một là 3.14159265359.

Trung Quốc

Tổ Xung Chi (Zu Chongzhi) (thế kỉ 5) vào thời Nam Bắc Triều đã tính được giá trị của số π chính xác tới bảy chữ số thập phân, trở thành kết quả chính xác nhất của số π trong gần 1000 năm.

Trong hàng nghìn năm sau nhà Hán, bắt đầu từ nhà Đường và kết thúc vào nhà Tống, toán học Trung Quốc phát triển thịnh vượng, nhiều bài toán phát sinh và giải quyết trước khi xuất hiện ở châu Âu. Các phát triển trước hết được nảy sinh ở Trung Quốc, và chỉ rất lâu sau mới được biết đến ở phương Tây, bao gồm số âm, định lý nhị thức, phương pháp ma trận để giải hệ phương trình tuyến tính và Định lý số dư Trung Quốc về nghiệm của hệ phương trình đồng dư bậc nhất.

Số âm được đề cập đến trong bảng cửu chương từ thời nhà Hán, 200TCN

Định lý nhị thức và tam giác Pascal được Yang Hui nghiên cứu từ thế kỷ 13

Ma trận được người Trung Quốc nghiên cứu và thành lập bảng ma trận từ những năm 650 TCN

Người Trung Quốc cũng đã phát triển tam giác Pascal và luật ba rất lâu trước khi nó được biết đến ở châu Âu. Ngoài Tổ Xung Chi ra, một số nhà toán học nổi tiếng ở Trung Quốc thời kì này là Nhất Hành, Shen Kuo, Chin Chiu-Shao, Zhu Shijie, và những người khác. Nhà khoa học Shen Kuo sử dụng các bài toán liên quan đến giải tích, lượng giác, khí tượng học, hoán vị, và nhờ đó tính toán được lượng không gian địa hình có thể sử dụng với các dạng trận đánh cụ thể, cũng như doanh trại giữ được lâu nhất có thể với lượng phu có thể mang lương cho chính họ và binh sĩ.(2)

Nói chi tới Hy Lạp, Ai Cập, Lưỡng Hà… cổ cho thêm buồn!

Cụ Lương Thế Vinh thì như 1 Leonardo da Vinci của Việt Nam, giỏi rất nhiều thứ, toán học, phật pháp, nghiên cứu văn hóa dân gian (cụ thể là chèo) cái gì cũng đỉnh đỉnh đỉnh.

Nhưng những thứ cụ giỏi vua Lê Thánh Tông (cũng giỏi) lại cóc cần nên cụ không được vua sủng ái lắm, những giai thoại về cụ và vua Lê để lại toàn là thầy trò vua tôi xỏ xiên nhau.

Chiến tích toán học của cụ Lương được ghi lại là bài toán cân voi:

Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả.(3)

Đây cũng là giai thoại thôi, chẳng biết hư thực. Nhưng biết là 1 thằng con của Tào Tháo từ đời Tam quốc cũng dùng phép cân voi tương tự, nên chiến tích của cụ Lương để tự sướng thì được chứ khoe bạn bè quốc tế thì không được.

Đến thời internet bây giờ, vụ họ Tào cân voi không dấu được thì ông Wikipedia chế biến lại câu chuyện như thế này:

Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!". Lương Thế Vinh đáp lại rằng người nghĩ ra cách cân voi thật sự là Tào Xung, con của Tào Tháo. Điều này càng khiến cho sứ giả hổ thẹn vì chưa thuộc sử nước nhà.(trang Wikipedia dẫn ở trên).

Đoạn này là bịa đứt đuôi con nòng nọc, em là thằng cu Chu Hy thì em chẳng có gì phải hổ thẹn cả.

*

Lý do có bài này: có bạn hỏi sao chính sử phong kiến Việt chép vua Hùng có tất cả 18 ông, mà nắm quyền trong 1 thời gian quá dài nếu chia ra thì mỗi ông thọ vài trăm tuổi (sau này sử hiện đại bảo là 18 chi, hoặc không có số 18, hoặc không có vua Hùng... thì đó là sử hiện đại, không tính), em đáp: thời các sử gia chính thống chép sử, toán học chậm phát triển, các sử gia chưa biết đặt phép tính chia. Mãi về sau cụ Ngô Thì Sĩ biết phép chia mới bắt đầu thắc mắc.




 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét