NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Le Tran Hai’s facebook, 25/10/2014
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là 1 nhân sĩ
trí thức nổi tiếng thế kỷ XVI, làm đến tước Trình Quận Công cho nhà Mạc nên còn
được gọi là Trạng Trình. Sinh ra trong 1 gia đình trí thức nông thôn ở Vĩnh
Bảo, xưa thuộc Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng; cụ có cha là 1 trí thức bậc
trung có kiến thức mà không có chí tiến thủ và mẹ là 1 người phụ nữ giàu tham
vọng đã gieo cấy được nhiều nhân tài (có lời đồn rằng, cả Phùng Khắc Khoan cũng
là sản phẩm của bà) cho dân tộc. Cụ là 1 học giả uyên bác trên nhiều lĩnh vực,
bên cạnh thi ca tư tưởng còn là 1 nhà sinh học hàng đầu của Việt Nam (cụ chính
là người đầu tiên ghép chữ Việt với chữ Nam vào nhau để có tên đất nước ta hôm
nay) với những phát hiện khoa học có giá trị như “thớt có tanh thì ruồi mới đến
đậu, ang có mỡ thì kiến mới bò vào”. Sau khi đề án nhân sự do cụ đề xuất không được
vua Mạc phê duyệt, cụ từ chức về quê mở trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội
tên là Bạch Vân, chuyên dự báo tương lai (sản phẩm để đời là Sấm Trạng Trình)
và tư vấn chính trị, trong đó khách hàng của Trung tâm cụ là cả 3 tập đoàn Mạc
(rút lên Cao Bằng thì yên ổn mấy đời), Trịnh (thờ vua Lê thì còn có oản mà ăn),
Nguyễn (Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân).
Thời bao cấp, tỉnh Hải Phòng không đánh giá
đúng tầm vóc của cụ nên chỉ có phố Trạng Trình bé tí gần Chợ Sắt (song song với
phố Hoàng Ngân-vợ yêu đồng chí Hoàng Văn Thụ, người chỉ huy cụ bà gì mà điểm
huyệt chết 33 thằng tây). Sau này sang thời đổi mới có thêm phố Nguyễn Bỉnh
Khiêm đàng hoàng hơn to đẹp hơn gần mạn Cầu Rào. Như vậy cụ Khiêm là nhân vật
duy nhất được đặc cách sở hữu 2 phố liền ở thành phố hoa cải đỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét