Johnson,
Spencer (24/11/1938-3/7/2017): Tác
giả Mỹ, tiến sĩ tâm lý, tác giả nhiều đầu sách bán chạy dạy kỹ năng
sống, khám phá bản thân, trong đó có cuốn Who Moved My Cheese? (1998) bán rất
chạy (đã được dịch ra tiếng Việt).
Granin,
Daniil (Грaнин, Даниил)
(1/1/1919-4/7/2017): Nhà văn Liên Xô và Nga, từng tham gia Chiến tranh Vệ quốc
(một số chi tiết trong tiểu sử Granin thời kỳ này do tác giả tự kể bị nhà
nghiên cứu M.Zolotonosov bác bỏ). Viết nhiều tiểu thuyết về cuộc đấu tranh của
các nhà khoa học chân chính với những kẻ bất tài, cơ hội, quan liêu. Có nhiều
danh hiệu, giải thưởng. Thời cải tổ ủng hộ phe cấp tiến, ký bức thư của 42 nhà
văn hóa năm 1993 đòi TT Yeltsin giải tán QH bảo thủ.
Glazunov,
Ilya (Глазунов, Илья)
(10/6/1930-9/7/2017): Họa sĩ Nga, vẽ nhiều tác phẩm về đề tài tôn giáo-lịch sử.
Có quan điểm thân Nhà thờ và ủng hộ chủ nghĩa dân tộc, tích cực đấu tranh từ
thập niên 70 bảo vệ các di sản văn hóa lịch sử, thù địch với nền dân chủ phương
Tây. Người sáng lập Viện Hàn lâm Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc Nga. Đã nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu của chính quyền
Liên Xô và Nga.
Miansarova,
Tamara (Миансарова, Тамара)
(5/3/1931-12/7/2017): Nữ ca sĩ nhạc nhẹ Liên Xô, sinh ở Ukraina, mất ở Nga, có
danh hiệu nghệ sĩ nhân dân Nga vào 1996. Nổi tiếng từ 1962 nhờ biểu diễn thành
công bài hát “Пусть всегда будет солнце” (Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng) tại
Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới ở Helsinki và ở Liên hoan ca nhạc
Sopot (Ba Lan). Đặc biệt được yêu thích ở nước Ba Lan XHCN, nơi bà quay lại làm
giám khảo Liên hoan Sopot vào 1988.
Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo, 刘晓波) (28/12/1955-13/7/2017): Nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhà đấu tranh nhân
quyền, tù nhân lương tâm Trung Quốc được giải Nobel Hòa bình. Là 1 nhà phê bình
văn học nổi tiếng thường giảng dạy ở các trường đại học ngoài nước, năm 1989
ông tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh của sinh viên ở Thiên An Môn và bị bỏ
tù. Tổng cộng ông ngồi tù 4 lần (89-91, 95-96, 96-99, 2009-2017) vì những hoạt
động đòi dân chủ nên được coi là Nelson Mandela của TQ. Từng là chủ tịch Trung
tâm Văn bút độc lập Trung Hoa (2003-2007), chủ bút tờ Dân chủ (giữa thập niên
90), ký Hiến chương 08 đòi dân chủ. Năm 2010 khi Lưu đang ngồi tù lần thứ 4 (bị
tuyên án 11 năm tù-số ngày ngồi tù tương đương số chữ trong Hiến chương 08) ông
được trao giải Nobel Hòa bình vì những đấu tranh lâu dài và phi bạo lực đòi
những quyền con người cơ bản cho Trung Quốc. Lưu trở thành công dân TQ ở trong
nước đầu tiên đoạt giải Nobel nhưng chính quyền không cho gia đình ông xuất
cảnh nhận giải và lễ trao giải đã bày 1 cái ghế trống mang tính biểu tượng. Gần
1 tháng trước khi qua đời ông được chính quyền TQ đưa vào bệnh viện vì sức khỏe
quá suy yếu. 1 tác phẩm phê bình xã hội TQ được dịch và bán công khai ở VN đứng
tên tác giả là Vương Sóc và Lão Hiệp thì có tin Lão Hiệp-đồng tác giả ẩn danh
chính là 1 bút danh khác của Lưu Hiểu Ba.
Mirzakhani,
Maryam (3/5/1977-14/7/2017): Nhà toán
học nữ người Iran, 2 lần HCV Olympic toán quốc tế (94, 95), giáo sư toán ĐH
Stanford, Mỹ. Bà là phụ nữ đầu tiên và người Iran đầu tiên đoạt giải Fields (giải
thưởng toán học danh giá nhất dành cho người trẻ) vào 2014 vì những công trình
liên quan đến topo, hình học, mặt phẳng Riemann (Riemann surfaces) .
Bennington,
Chester (20/3/1976-20/7/2017): Ca sĩ chính ban nhạc nu-metal
Mỹ Linkin Park từ 1999, ban nhạc hàng đầu về kết hợp rap với heavy metal đã bán
hơn 65 triệu đĩa, nổi tiếng trên toàn thế
giới (trong đó có VN). Treo cổ tự tử.
Campbell, Glen (22/4/1936-8/8/2017): Ngôi sao nhạc country Mỹ có
hàng loạt hit trong các thập niên 1960-1970, thành công cả về thương mại và
nghệ thuật, được trao giải Grammy Thành tựu trọn đời vào 2012. Ca khúc đỉnh cao
của ông là bài Rhinestone Cowboy (1975).
Hata, Tsutomu (24/8/1935-28/8/2017): Thủ tướng thứ 51 của Nhật Bản
(1994). Năm 1993 ông rời đảng Tự do Dân chủ-LDP (đảng cầm quyền liên tục ở Nhật
sau Thế chiến II) để lập đảng Hồi sinh Nhật Bản, tham gia chính phủ liên hiệp
phi LDP đầu tiên của Hosokawa trên cương vị ngoại trưởng (cuối 93), sau khi
Hosokawa từ chức, liên minh cầm quyền bầu ông làm thủ tướng vào 4/94. Nhưng sau
9 tuần ông đã phải từ chức khi đảng Xã hội Dân chủ rời bỏ liên minh.
Becker, Walter (20/2/1950-3/9/2017): 1 trong 2 thành viên chủ chốt
của ban nhạc jazz-rock Mỹ nổi tiếng thập niên 1970 Steely Dan, chơi guitar,
bass và là đồng tác giả những ca khúc chính của ban nhạc từng đoạt 4 giải
Grammy vào năm 2001.
Bergé, Pierre (14/11/1930-8/9/2017): Doanh nhân Pháp, bạn tình
của nhà thiết kế thời trang đồng tính luyến ái Yves Saint Laurent và đồng sáng
lập nhãn hiệu thời trang lừng danh mang tên nhà thiết kế này.
Williams, Don (27/5/1939-8/9/2017): Ngôi sao nhạc country Mỹ nổi
tiếng từ đầu thập niên 1970, với chất giọng trầm ấm từng được mệnh danh Người
khổng lồ dịu dàng của nhạc country.
Kharitonov, Leonid (Харитонов, Леонид) (18/9/1933-19/9/2017): Ca sĩ
giọng bass-baritone người Nga được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân Nga.
Từng (1953-1972) là thành viên dàn đồng ca quân đội mang tên Aleksandrov. Được
biết đến ở phương Tây từ 1965 nhờ video “Bài hát người lái thuyền sông Volga”.
Thường hát dân ca, các ca khúc thính phòng, các bản aria (tuy chưa bao giờ diễn
xuất trong các vở opera).
Bettencourt, Liliane (21/10/1922-21/9/2017): Nữ
doanh nhân Pháp, cổ đông lớn của hãng mỹ phẩm lừng danh L’Oréal. Tại thời điểm
qua đời, bà là người phụ nữ giàu nhất thế giới với khối tài sản ước tính 44.3
tỷ USD.
Akef, Mohammed Mahdi (12/7/1928-22/9/2017): Thủ lĩnh phong trào
cực đoan “Anh em Hồi giáo” ở Ai Cập từ 2004 đến 2010. Bị bỏ tù và tịch biên tài
sản từ sau cuộc đảo chính quân sự 2013.
Hefner, Hugh (9/4/1926-27/9/2017): Doanh nhân Mỹ hoạt động trong
ngành xuất bản. Sáng lập và là chủ biên tạp chí ăn chơi nổi tiếng Playboy từ
1953. Ủng hộ giải phóng tình dục và tự do biểu đạt.
Voevodsky, Vladimir (Воеводский, Владимир) (4/6/1966-30/9/2017): Nhà
toán học người Nga sau này có bằng tiến sĩ ở ĐH Harvard, giảng dạy ở Mỹ và nhập
quốc tịch Mỹ. Ông có nhiều nghiên cứu về lý thuyết đồng luân cho đa tạp đại số,
hình học đại số và topo đại số, đoạt giải Fields năm 2002.
Otellini, Paul (12/10/1950-2/10/2017): Doanh nhân Mỹ, từng giữ chức
CEO của tập đoàn công nghệ khổng lồ Intel (nơi ông gắn bó từ 1974) từ 2005 đến
2013. Giai đoạn này ông thuyết phục Apple chuyển sang sử dụng vi mạch của
Intel, tiến hành cuộc tinh giản biên chế lớn nhất trong lịch sử Intel khi cho
nghỉ việc 10,500 lao động (10% nhân lực của tập đoàn) năm 2006 và lên kế hoạch
xây dựng nhà máy ở Trung Quốc.
Petty, Tom (20/10/1950-2/10/2017): Ca-nhạc sĩ, nghệ sĩ đa nhạc
cụ rock Mỹ, thủ lĩnh ban nhạc Tom Petty and the Heartbreakers từ 1976, 1 nghệ
sĩ bán chạy được ghi tên ở Rock and Roll Hall of Fame.
Talabani, Jalal (1933-3/10/2017): Chính khách Iraq người dân tộc
Kurd, đứng đầu Liên minh Ái quốc Kurdistan (PUK), đấu tranh cho quyền của người
Kurd suốt 50 năm. Thành viên chính phủ liên hiệp lâm thời Iraq sau khi Saddam
Hussein bị lật đổ, đến 2006 trở thành tổng thống đầu tiên của Iraq không phải
người Arab, giữ chức vụ này đến 2014.
Calderón, Armando (24/6/1948-9/10/2017): Tổng thống dân cử đầu
tiên của El Salvador sau 12 năm nội chiến, giữ cương vị này từ 1994 đến 1999.
Domino, Fats (26/2/1928-24/10/2017): Ca-nhạc sĩ, nghệ sĩ piano
người Mỹ da màu, 1 trong những người tiên phong của rock’n’roll thập niên 1950.
Rất nổi tiếng với bài Blueberry Hill- 1 bài từng được tổng thống Nga Putin hát
trước công chúng.
Biswas, Abdur Rahman (1/9/1926-3/11/2017): Tổng
thống thứ 11 của Bangladesh, nắm quyền từ 1991 đến 1996-giai đoạn nước này có
nhiều xung đột chính trị bạo lực. Khi Bangladesh còn nằm trong thành phần
Pakistan, ông từng là đại diện của Pakistan tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Knight, Robert (24/4/1945-5/11/2017): Ca sĩ R&B người Mỹ da
đen, nổi tiếng từ đầu thập niên 1960. Rất thành công với ca khúc Everlasting
Love (67) từng được nhiều ngôi sao thế hệ sau cover lại.
Schäfer, Hans (19/10/1927-7/11/2017): Cầu thủ bóng đá CHLB Đức đá
vị trí tiền vệ trái. Đá cho CLB FC Köln từ 1948 đến 1965 và cho đội tuyển CHLB
Đức, tham gia 3 VCK World Cup 1954, 1958, 1962. Ghi 4 bàn cho đội Đức ở World
Cup 54-năm đó CHLB Đức giành chức vô địch.
Weber, Josip (16/11/1964-8/11/2017): Tiền đạo bóng đá người
Croatia, từng khoác áo đội tuyển Croatia đá giao hữu với Úc năm 1992. Do có ông
nội gốc Bỉ nên được gọi vào đội tuyển Bỉ, ghi 5 bàn trong trận đấu giao hữu đầu
tiên khoác áo đội Bỉ trước Zambia, tham gia đầy đủ các trận đấu của Bỉ tại VCK
World Cup 1994 nhưng không ghi được bàn thắng nào (Bỉ bị loại ở vòng 1/16).
Zadornov, Mikhail (Задорнов, Михаил) (21/7/1948-10/11/2017): Nhà
văn hài hước Liên Xô, sinh ở Latvia, mất ở Nga, từng tốt nghiệp ĐH Hàng không
Moskva trước khi theo nghiệp viết.
Young, Malcolm (6/1/1953-18/11/2017): Cây guitar nhạc heavy metal
người Úc gốc Scotland, thành viên trụ cột ban nhạc heavy metal hàng đầu của Úc và
thế giới AC/DC-1 ban nhạc đến nay chưa thèm chơi 1 bản ballad nào.
Cassidy, David (12/4/1950-21/11/2017): Ca-nhạc sĩ, cây guitar pop
Mỹ thập niên 1970.
Hvorostovsky, Dmitri (Хворостовский, Дмитрий) (16/10/1962-22/11/2017): Ca
sĩ opera người Nga giọng nam trung (baritone), được mệnh danh con hổ vùng
Siberia. Nổi tiếng thế giới từ 1989 sau khi chiến thắng 1 cuộc thi ở Cardiff
(xứ Wales), ngoài hát opera còn hát nhiều ca khúc dân gian Nga và nhạc nhẹ Liên
Xô cũ. Qua đời ở Anh nơi ông sống những năm cuối đời.
Saleh, Ali Abdullah (21/3/1947-4/12/2017): chỉ huy quân sự Yemen
trở thành tổng thống CH Arab Yemen (Bắc Yemen) năm 1978 sau khi tổng thống Ahmad
al-Ghashmi bị ám sát. Tổng thống nước Yemen thống nhất từ 1990, thực hiện chính
sách thân Mỹ và phương Tây, hợp tác với Mỹ chống khủng bố nhưng bị tố cáo tham
nhũng và Yemen dưới thời ông là nước Arab nghèo nhất. Bị lật đổ trong cuộc cách
mạng “Mùa xuân Arab” 2012. Bắt tay với phong trào cực đoan Houthis tiến hành
nội chiến Yemen, chiếm được thủ đô Sanaa vào 9/2014 buộc tổng thống Hadi phải trốn
ra nước ngoài, đánh nhau với liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu. 12/2017 Saleh
từ bỏ liên minh với Houthis, bắt tay với những kẻ thù cũ là Saudi Arabia, UAE
và tổng thống Hadi. Bị Houthis kết tội phản bội và bị các tay súng bắn tỉa của
quân Houthis sát hại.
Hallyday, Johnny (15/6/1943-6/12/2017): Rocker Pháp có sự
nghiệp ca hát đỉnh cao kéo dài hơn 50 năm, được mệnh danh Elvis Presley của
nước Pháp. Bán được hơn 110 triệu đĩa ở các nước nói tiếng Pháp, ghi gần 80
album, hát hơn 1000 bài, song ca với gần 200 ca sĩ khác, ông được coi là ngôi
sao ca nhạc số 1 trong giới hát tiếng Pháp, nhưng lại ít được biết tới ở Anh và
Mỹ.
Mihai I (25/10/1921-5/12/2017): Nhà vua cuối cùng của
Rumani, từng 2 lần trị vì đất nước (1927-1930, 1940-1947). Bị buộc phải thoái
vị sau khi CS nắm quyền, sống lưu vong, tài sản bị tịch biên và bị tước quốc
tịch. Về thăm quê hương vào 1992 sau khi nhà độc tài Ceaușescu đã bị lật đổ
nhưng việc hàng triệu người chào đón ông khiến tổng thống Iliescu lo ngại và
ông không được phép nhập cảnh thêm lần nào nữa. Mãi đến khi tổng thống mới
Constantinescu nắm quyền vào 1997, 1 năm sau ông được phục hồi quốc tịch
Rumani, được phép về thăm quê hương và được trả lại một số tài sản cũ. Qua đời
ở Thụy Sĩ.
Jenkins, Charles (18/2/1940-11/12/2017): quân nhân Mỹ đồn trú
ở Hàn Quốc, đào ngũ và chạy trốn sang Bắc Triều tiên năm 1967, bị “cải tạo” khổ
sở trong vòng 7 năm để được nhồi sọ tư tưởng “chủ thể” của chủ tịch Kim Nhật
Thành (Kim Il-sung), sau trở thành giáo viên tiếng Anh ở ĐH Ngoại ngữ Bình
Nhưỡng, đóng vai tây trong 1 bộ phim Bắc Triều tiên. Năm 1980 được “giới thiệu”
với 1 nữ y tá người Nhật (Bắc Triều tiên bắt cóc để dạy tiếng Nhật và văn hóa
Nhật cho các điệp viên của họ) và cưới cô này. Năm 2002, lãnh tụ BTT Kim Chính
Nhật (Kim Song-il) thừa nhận có vụ bắt cóc và sau nhiều tranh cãi ngoại giao,
đến 2004 vợ chồng Jenkins được phép trở về Nhật. Jenkins chịu án phạt giam ngắn
ngày vì tội đào ngũ, sau đó sống ở Sado (Nhật) cùng vợ, kể lại những tháng ngày
ở Bắc Triều tiên-hậu quả của những suy nghĩ mà ông nhận là bồng bột và sai lầm
thời trẻ.
Roginsky, Arseny (Рогинский, Арсeний) (30/3/1946-18/12/2017): nhân vật bất đồng chính kiến thời Liên Xô, nhà
sử học Nga. Từ 1975 đến 1981 là biên tập viên tạp chí in lậu (samizdat) Memory
(được xuất bản ở ngoài nước Nga từ 1978), viết về những đề tài lịch sử cấm kỵ,
bị bỏ tù vào 1981 sau khi từ chối gợi ý của chính phủ Liên Xô cho sống lưu
vong. Được trả tự do vào thời cải tổ (1985), tham gia thành lập phong trào dân
sự Memorial đấu tranh nhân quyền từ 1988, trở thành chủ tịch tổ chức này từ
1998. Nhận nhiều danh hiệu cao quý của những nước nạn nhân cũ của Nga Xô như
Estonia hay Ba Lan, được Ba Lan yêu thích vì tham gia bạch hóa vụ Hồng quân
Liên Xô thảm sát người Ba Lan ở Katyn.
Kim
Jong-hyun (8/4/1990-18/12/2017): Ngôi sao nhạc nhẹ Hàn Quốc
(K-pop) được biết đến ở VN, thành viên nhóm nhạc Shinee hoạt động từ 2008. Tự tử
trong 1 căn hộ ở Seoul.
Shainsky, Vladimir (Шаинский, Владимир) (12/12/1925-25/12/2017): Nhạc sĩ
Liên Xô, người Nga gốc Do Thái (sau này có thêm quốc tịch Israel) sinh ở
Ukraina, cuối đời sống đồng thời ở Nga và Mỹ, qua đời ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp
Nhạc viện Moskva ông trở thành nhạc công violin nhưng sau đó học thêm về sáng
tác ở Nhạc viện Baku, sáng tác nhiều thể loại từ nhạc thính phòng đến ca khúc đại
chúng, nhưng nổi tiếng thế giới chủ yếu trong vai trò tác giả các ca khúc thiếu
nhi, thường được viết cho phim hoạt hình. Ông có 3 ca khúc rất được trẻ em Việt
Nam thập niên 1980 yêu thích là Nụ cười (Улыбка), Ở trường cô dạy em thế (Чему
учат в школе) và Bài
hát sinh nhật cá sấu Gena (Песенка крокодила Гены)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét